(Baothanhhoa.vn) - Cuối năm, câu chuyện lương, thưởng lại trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm. Thế nhưng, sau đại dịch COVID-19 nhiều doanh nghiệp còn đang phải loay hoay tái cơ cấu tái sản xuất, vật lộn tìm kiếm đơn hàng do những bất ổn của thị trường thế giới gần đây, thì duy trì trả lương đã khó, nói gì đến chi thưởng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chia sẻ với người lao động

Cuối năm, câu chuyện lương, thưởng lại trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm. Thế nhưng, sau đại dịch COVID-19 nhiều doanh nghiệp còn đang phải loay hoay tái cơ cấu tái sản xuất, vật lộn tìm kiếm đơn hàng do những bất ổn của thị trường thế giới gần đây, thì duy trì trả lương đã khó, nói gì đến chi thưởng.

Chia sẻ với người lao động

(Ảnh minh họa).

Thưởng là khoản tiền tăng thêm nhằm khuyến khích người lao động, căn cứ vào những đóng góp và mức độ chuyên cần của từng người. Đáng nói hơn là phải căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để trích lập quỹ. Về lý, tiền thưởng có thể có, có thể không, doanh nghiệp không nhất thiết phải chi. Nhưng về tình, tiền thưởng, quà thưởng đã trở thành nét đẹp về văn hóa ứng xử của doanh nghiệp, một trong những động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Dù muốn hay không, tiền thưởng đã thành tiền lệ, sự chờ đợi của gần như tất cả người lao động dịp cuối năm. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, mức thưởng gần nhất vào Tết Dương lịch năm 2022 bình quân là 1,36 triệu đồng/lao động, Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 là 6,17 triệu đồng/lao động.

Tuy nhiên, chuẩn bị kết thúc năm 2022 và đón Tết Quý Mão 2023, nhiều doanh nghiệp đã sơ bộ thông báo kết quả sản xuất, kinh doanh bằng những con số kém vui. Đó là điều dễ hiểu khi mà trong năm 2022 doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều biến động do dịch bệnh những tháng đầu năm, khó khăn về thị trường, nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất trong quý IV. Vậy nên cũng dễ hiểu khi những doanh nghiệp này đang phải chật vật lo khoản tiền lương cho công nhân, thậm chí có doanh nghiệp đã phải cắt giảm công nhân, chứ nói gì đến thưởng.

Mới đây Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã yêu cầu Sở Lao động, Thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố thực hiện chính sách tiền lương và thưởng tết, để bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người lao động. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang rất khó khăn, có doanh nghiệp đánh tiếng về việc thắt lại các khoản lương, thưởng cuối năm, đòi hỏi ngành lao động, thương binh và xã hội cùng tổ chức công đoàn cần phải nắm cụ thể tâm tư, nguyên vọng của công nhân để kiến nghị với doanh nghiệp có sự ứng xử phù hợp. Đồng thời chỉ đạo và xây dựng các hoạt động chăm lo tết cho người lao động, trong đó có việc tổ chức tết sum vầy, những phiên chợ 0 đồng để san sẻ với khó khăn của người lao động.

Có thêm khoản tiền thưởng để lo tết là tâm lý chung của người lao động. Đây cũng là trách nhiệm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động của các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, việc chăm lo cho người lao động dịp cuối năm cũng là cách để doanh nghiệp giữ chân được người lao động có tay nghề, kỹ năng đảm bảo chủ động được các đơn hàng, kế hoạch sản xuất sau tết có thể tăng cao. Vì lẽ ấy rất cần sự vào cuộc thật sự của các cơ quan chức năng, cũng như sự tính toán có lý, có tình của chủ doanh nghiệp.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]