(Baothanhhoa.vn) - Linh hoạt trong tư vấn, hướng nghiệp, chú trọng đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu thị trường; mạnh dạn liên kết, phối hợp với doanh nghiệp tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đang là định hướng chiến lược quan trọng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Các trường nghề linh hoạt trong tuyển sinh, đào tạo

Linh hoạt trong tư vấn, hướng nghiệp, chú trọng đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu thị trường; mạnh dạn liên kết, phối hợp với doanh nghiệp tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đang là định hướng chiến lược quan trọng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Các trường nghề linh hoạt trong tuyển sinh, đào tạoHọc sinh Trường Trung cấp nghề Nga Sơn trong giờ thực hành.

Thạc sĩ Trần Văn Điện, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh giới thiệu việc làm, Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa, chia sẻ: Hiện tại nhà trường có 2.500 học sinh, sinh viên theo học ở tất cả các ngành nghề được nhà trường đào tạo thuộc hai hệ trung cấp và cao đẳng. Thời gian qua công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh luôn được nhà trường đẩy mạnh bằng nhiều hình thức như phối hợp với Tỉnh đoàn, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa tổ chức các buổi tư vấn, tuyển sinh, mở các sàn giao dịch việc làm cho học sinh THCS, THPT; cử cán bộ, giảng viên đi tuyển sinh trực tiếp tại các trường; đa dạng các hình thức tuyển sinh qua hệ thống truyền thanh cơ sở, trên các trang mạng xã hội zalo, facebook... Để từ đó học sinh được tiếp cận thông tin về dự báo nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực, ngành nghề trong tương lai, những thay đổi về cơ cấu ngành nghề trong bối cảnh số hóa mạnh mẽ và có sự lựa chọn đúng đắn ngành nghề phù hợp với khả năng và nhu cầu thị trường.

Xác định sự phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp là cách làm hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu về nhân lực của xã hội. Bởi vậy, nhà trường đã tích cực ký kết hợp tác với các doanh nghiệp. Từ đó, sinh viên được thực hành công việc chuyên môn thực tế theo đúng tiến độ chi tiết, được nhà trường, doanh nghiệp phối hợp hướng dẫn, giám sát chặt chẽ; khâu kiểm tra, đánh giá chất lượng cũng được thực hiện đảm bảo theo đúng đề cương. Vì vậy, chất lượng đầu ra sinh viên được cải thiện, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Việc đổi mới trong công tác tuyển sinh, dạy nghề cũng được Trường Trung cấp nghề Nga Sơn quan tâm thực hiện. Nhà trường đã có nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả như phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nga Sơn tư vấn tuyển sinh, phân luồng cho học sinh khối lớp 9 tại các trường THCS. Giáo viên hướng nghiệp của nhà trường sẽ tổ chức các buổi nói chuyện với học sinh về nghề nghiệp, nhu cầu của xã hội hiện nay; đồng thời cung cấp cho các em những kiến thức, kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp, hướng đi cho tương lai. Cùng với đó, nhà trường cũng chủ động phối hợp với các trường THCS tổ chức các buổi tham quan tại trường để học sinh được trải nghiệm và nắm bắt về các ngành nghề đang được đào tạo tại đây.

Phó hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Nga Sơn Nguyễn Văn Mạnh cho biết: Hiện tại nhà trường có 800 học sinh đang học hệ giáo dục thường xuyên, 650 học sinh học hệ trung cấp nghề. Trên thực tế, để triển khai tốt và có hiệu quả công tác tuyển sinh các trường nghề cần phải linh hoạt nhiều phương thức và cơ chế để tiếp cận học sinh. Do đó, ngoài hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, thì nhà trường đã chứng minh cho học sinh thấy cơ hội việc làm, cơ hội nghề nghiệp bằng việc đào tạo tập trung vào khối ngành dịch vụ như nghiệp vụ nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn, điện công nghiệp và dân dụng, may thời trang... là những ngành mà thị trường lao động đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, tích cực phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp để gắn đào tạo với giải quyết việc làm, thị trường lao động. Nhờ đó, có đến 95% học sinh sau khi tốt nghiệp có việc làm ổn định tại các doanh nghiệp.

Theo thống kê, tỉnh Thanh Hóa hiện có 88 cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trước yêu cầu của thị trường lao động, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh đang có những hướng đi chiến lược để nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tế. Cùng với đó là tăng cường chuyển đổi số, đào tạo trực tuyến, giúp người học có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng khởi nghiệp...; chủ động dự báo, cập nhật dữ liệu về lao động qua đào tạo nghề theo từng lĩnh vực, trình độ, làm căn cứ để xây dựng kế hoạch tuyển sinh học nghề phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động, quá trình phát triển kinh tế - xã hội... Đồng thời, để thu hút học sinh đến đăng ký học và tạo việc làm sau khi ra trường các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động đặt hàng, phối hợp với các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn trong và ngoài tỉnh hỗ trợ đào tạo nghề và thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đối với người học.

Với sự chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo đầu ra, nhiều trường nghề trong tỉnh đã và đang đứng vững trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động thời 4.0 hiện nay.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]