(Baothanhhoa.vn) - Trong suốt hải trình trên khắp vùng biển và thềm lục địa phía Nam kéo dài hơn nửa tháng, tình đồng hương của những người xa xứ trong đoàn công tác bỗng trở nên thân thiết, thiêng liêng. Trên con tàu hải quân mà tôi may mắn được đồng hành, trong 30 thủy thủ đoàn có tới 5 người con của xứ Thanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Một vùng biển trời Tổ quốc

Bài 2: Những chiến sĩ quê Thanh

Trong suốt hải trình trên khắp vùng biển và thềm lục địa phía Nam kéo dài hơn nửa tháng, tình đồng hương của những người xa xứ trong đoàn công tác bỗng trở nên thân thiết, thiêng liêng. Trên con tàu hải quân mà tôi may mắn được đồng hành, trong 30 thủy thủ đoàn có tới 5 người con của xứ Thanh.

Bài 2: Những chiến sĩ quê Thanh

Thượng úy Phạm Hữu Hoàng, quê xã Quảng Tân (Quảng Xương) phun nước làm vệ sinh trên tàu Trường Sa 19. Ảnh: Lê Đồng

2 giờ sáng, khi những con sóng vùng biển Trường Sa dồn dập xô nghiêng mạn tàu, làm bọt nước bắn tung qua cả boong tầng 2 chiếc tàu nghìn tấn. Gió rít liên hồi cùng hơi nước biển khiến không khí trở nên se lạnh. Biển đêm tĩnh mịch. Gần 80 thành viên trong đoàn tiếp lương thực, quân trang, tặng quà, chúc tết chiến sĩ trên các Nhà giàn DK1 và các đảo phía Nam đi trên tàu Trường Sa 19 của Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân đều chìm vào giấc ngủ. Duy chỉ có thượng úy Phạm Hữu Hoàng, quê thôn Tân Đoài, xã Quảng Tân (Quảng Xương) vẫn đang miệt mài với công việc và dường như không để ý đến sự xuất hiện của tôi. Khi tôi hỏi sao chưa ngủ, sĩ quan hải quân sinh năm 1981 cho biết, hệ thống phát điện trên tàu có chút trục trặc, đang sửa nhưng mệt quá nên vừa lên boong nghỉ ít phút rồi xuống khoang để tiếp tục công việc.

Trên con tàu Trường Sa 19 chuyên đi làm nhiệm vụ tại các vùng biển phía Đông Nam và phía Nam của Tổ quốc, thượng úy Phạm Hữu Hoàng được giao nhiệm vụ quán xuyến và chuẩn bị công tác hậu cần, bố trí nơi ăn ở cũng như chuẩn bị lương thực, thực phẩm cho chuyến đi. Chuyến đi giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi lần này, nhiệm vụ chính là đưa quà tết đến với cán bộ, chiến sĩ nơi biển đảo, nên ngày nào anh cũng phải kiểm tra các tủ cấp đông xem thịt lợn, thịt gà và các thực phẩm có được bảo vệ tốt nhất. Để những bó lá dong phục vụ gói bánh chưng vẫn còn tươi mới, thượng úy Hoàng thường xuyên che chắn, tưới nước. Tiếng là “quản lý” trên tàu, nhưng hàng ngày, người sĩ quan quê Thanh đều xắn tay cùng anh em thủy thủ trong mọi công việc. Từ xuống bếp phục vụ nấu ăn đến phun nước quét dọn tàu; từ sửa chữa các thiết bị đến thả neo, rồi khiêng xuồng, khuân vác hàng hóa, quà tặng để đưa lên các nhà giàn, hải đảo cho các chiến sĩ... Mỗi ngày đến với thượng úy Hoàng đều là sự tất bật, tất cả vì những chuyến đi thành công trên biển, góp phần bé nhỏ trong bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Theo tâm sự của Hoàng, từ năm 2006 đến nay, anh liên tục công tác trên các tàu hải quân của Lữ đoàn 125 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân. Mỗi năm thực hiện từ 4 đến 7 chuyến trên biển, mỗi chuyến kéo dài từ nửa tháng đến 95 ngày lênh đênh sóng nước thực hiện nhiệm vụ chung. “Đặt nhiệm vụ quốc gia lên trên gia đình, chuyến đi nào tôi cùng anh em thủy thủ cũng nỗ lực hết mình. Với chuyến đi này, khi đã chuyển thành công các phần quà từ đất liền đến tay các chiến sĩ trên Nhà giàn DK1, tôi cảm thấy vui vì đã tiếp thêm động lực cho cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ, nhất là thời điểm tết đến, xuân về” – thượng úy Phạm Hữu Hoàng chia sẻ.

Trong suốt hải trình trên khắp vùng biển và thềm lục địa phía Nam kéo dài hơn nửa tháng, tình đồng hương của những người xa xứ trong đoàn công tác bỗng trở nên thân thiết, thiêng liêng. Trên con tàu hải quân mà tôi may mắn được đồng hành, trong 30 thủy thủ đoàn có tới 5 người con của xứ Thanh. Trung úy Nguyễn Đình Cường, quê xã Quảng Giao (Quảng Xương) là trưởng ngành hàng hải trên tàu, ngày ngày điều hành tại khoang máy để con tàu đều đặn rẽ sóng thực hiện nhiệm vụ. Trung úy Lê Đình Bắc, quê xã Hải Ninh (Tĩnh Gia) phụ trách mảng thông tin để con tàu luôn duy trì liên lạc tình hình trên biển với đất liền và các đơn vị đóng quân trên biển. 4 năm công tác trên tàu Trường Sa 19, trung úy Bắc luôn hoàn thành nhiệm vụ để con tàu thực thi nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ chủ quyền...

Đại úy Huỳnh Chí Cường, Chính trị viên tàu Trường Sa 19, cho biết, các cán bộ, chiến sĩ hải quân quê Thanh Hóa chiếm tỷ lệ đông nhất nhì trong lực lượng bảo vệ và làm nhiệm vụ tại vùng biển đảo do Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân được giao nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ. Họ đều rất kiên cường, cần cù, chịu khó, góp phần vào thành công chung của những chuyến đi làm nhiệm vụ trên biển, cũng như mọi hoạt động của quân chủng.

Tại Nhà giàn DK1/10 đóng tại vùng biển Bãi cạn Cà Mau, tôi tình cờ gặp trung úy Nguyễn Văn Tài, người con của xã Định Hòa (Yên Định). Chiến sĩ Tài đã công tác nhiều tháng trên nhà giàn giáp vùng biển các nước Indonesia và Malaisia này. Đây là vùng biển có đường hàng hải quốc tế đi qua với hàng trăm phương tiện qua lại mỗi ngày nên nhiệm vụ đặt lên vai các chiến sĩ càng lớn. Trước nhiều thiếu thốn tại vùng sóng nước cách mũi Cà Mau gần 100 hải lý này, sĩ quan hải quân Nguyễn Văn Tài cùng anh em cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1/10 vẫn ngày đêm chắc tay súng, canh giữ vùng biển phía Nam.

Những con người bé nhỏ, rất đỗi bình thường, nhưng khi được gắn nhiệm vụ thì luôn hoàn thành, được cấp trên ghi nhận. Những cán bộ, chiến sĩ hải quân quê Thanh đang có mặt và làm nhiệm vụ trên vùng biển phía Đông Nam và phía Nam của Tổ quốc đã, đang tiếp tục thể hiện ý chí và tinh thần của vùng quê truyền thống cách mạng, chịu thương, chịu khó vốn có của vùng đất địa đầu dải đất miền Trung.

Lê Đồng

Bài cuối: Xuân sớm ở nhà giàn.


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]