(Baothanhhoa.vn) - Mấy ngày trước, mạng xã hội ồn ào việc một đơn vị biên chế diễn viên chuyên nghiệp vào đội văn nghệ của mình để tham gia hội diễn ngành. Sau khi bại lộ, huy chương bị tước, lãnh đạo đơn vị cũng mất mặt.

Áp lực gây khó cho phong trào!

Mấy ngày trước, mạng xã hội ồn ào việc một đơn vị biên chế diễn viên chuyên nghiệp vào đội văn nghệ của mình để tham gia hội diễn ngành. Sau khi bại lộ, huy chương bị tước, lãnh đạo đơn vị cũng mất mặt.

Áp lực gây khó cho phong trào!

Căn bệnh thành tích đang làm mất đi nhiều phong trào, trong đó có phong trào văn nghệ quần chúng, vốn là thứ được sinh ra từ thực tế đời sống lao động ở nhiều địa bàn dân cư, nhiều cơ quan, doanh nghiệp. Có lẽ không chỉ một vài, mà ngày càng nhiều địa phương, đơn vị muốn chuyên nghiệp hóa sân khấu phong trào. Một vị chủ tịch UBND xã mà tôi quen biết trong lúc trà dư, tửu hậu khoe rằng xã anh giành huy chương vàng ở một hội diễn. Anh cũng không ngần ngại cho biết khoản tiền bỏ ra để thuê diễn viên tham gia hội diễn lên tới gần 50 triệu đồng.

Quê tôi ở vùng chiêm trũng, trong lần về làng dự lễ đón nhận danh hiệu nông thôn mới, sau bữa cơm bác trưởng thôn công khai tài chính, trong đó có cả khoản hơn chục triệu đồng thuê diễn viên biểu diễn. Tôi hỏi vì sao phải như thế. Quê tôi có một đội chèo, sau này phát triển thành đội ca kịch từng đi biểu diễn ở nhiều địa phương trong huyện, là nòng cốt của đội văn nghệ xã tham gia hội diễn cấp huyện và đoạt huy chương, vậy thì vì sao phải đi thuê văn nghệ chuyên nghiệp!? Bác trưởng thôn bảo rằng làm thế cốt cũng để phục vụ con em ở xa về dự lễ thấy được sự long trọng. Tôi nghĩ bụng, thực ra con em xa quê đâu có thiếu thốn đến mức không được một vài lần xem biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Cái cần chính là văn hóa làng, tình cảm của người làng. Để đội văn nghệ của làng biểu diễn phục vụ người làng chính là sự tôn trọng, càng thêm đánh thức, khơi dậy được tình cảm, trách nhiệm của người đi xa với quê hương.

Dù biết rằng cuộc sống phát triển, người dân có quyền tiếp cận và hưởng thụ những giá trị mang tính thời đại, nhưng tin rằng nhiều người vẫn mong ước được thưởng thức những giá trị văn hóa truyền thống được sinh ra, nuôi dưỡng từ chính phong trào văn nghệ của làng, nhất là với những người xa quê.

Đến giờ tôi vẫn ám ảnh bởi câu chuyện có lần dự đưa tin một hội diễn văn nghệ quần chúng cấp ngành, thấy diễn viên khá chuyên nghiệp, gặng hỏi mãi vị chủ tịch công đoàn mới ghé tai nói rằng diễn viên cơ bản là “nhập khẩu” theo dạng ký hợp đồng ngắn hạn, xong hội diễn, đem huy chương về phòng truyền thống là thanh lý hợp đồng.

Văn hóa sinh ra từ làng, từ chính phong trào lao động sản xuất, lẽ ra cần nuôi dưỡng và tiếp sức cho nó phát triển, thì thay vào đó vì thành tích và những lý do khác nhiều người tổ chức đang cố tình chuyên nghiệp hóa phong trào.

Phong trào văn nghệ “cây nhà, lá vườn” chính là chất liệu để làng tôi trở thành làng văn hóa và thôn nông thôn mới. Vậy mà đón nhận danh hiệu thuộc về Nhân dân trong làng, có sự đóng góp từ phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở làng, mà bác trưởng thôn lại phải cần đến một sự chuyên nghiệp để làm vui lòng người làng đến thế sao? Sức ép thành tích, sức ép lễ nghĩa xem ra đang gây khó cho phong trào.

Hạnh Nhiên


Hạnh Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]