(Baothanhhoa.vn) - Toàn tỉnh có 50.600 ha rau các loại, sản lượng đạt 580.700 tấn; trong đó, đã xây dựng được 97 vùng sản xuất chuyên canh rau an toàn tập trung, với diện tích 12.560 ha, sản lượng 170.754 tấn. Diện tích trồng cây ăn quả ước đạt 21.680 ha, sản lượng 30.480 tấn, trong đó, diện tích trồng cây ăn quả tập trung ước đạt 7.000 ha, sản lượng đạt 216.013 tấn. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phục vụ, phát triển ngành chế biến, từ đó nâng cao giá trị nông sản.

Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến rau, quả

Toàn tỉnh có 50.600 ha rau các loại, sản lượng đạt 580.700 tấn; trong đó, đã xây dựng được 97 vùng sản xuất chuyên canh rau an toàn tập trung, với diện tích 12.560 ha, sản lượng 170.754 tấn. Diện tích trồng cây ăn quả ước đạt 21.680 ha, sản lượng 30.480 tấn, trong đó, diện tích trồng cây ăn quả tập trung ước đạt 7.000 ha, sản lượng đạt 216.013 tấn. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phục vụ, phát triển ngành chế biến, từ đó nâng cao giá trị nông sản.

Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến rau, quảTập kết dứa nguyên liệu tại xưởng chế biến dứa của Công ty CP Xuất nhập khẩu Gralimex.

Để đẩy mạnh phát triển chế biến rau, quả, những năm qua, tỉnh chú trọng thực hiện các giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản nói chung và các loại rau, quả nói riêng. Theo đó, cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi trong giải phóng mặt bằng, tạo vùng nguyên liệu, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng sạch cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án chế biến nông, lâm sản, quy mô vốn đầu tư 20 tỷ đồng trở lên và sử dụng tối thiểu 30% số lao động địa phương. Chỉ đạo các địa phương thực hiện tích tụ, tập trung đất đai và phát triển nông nghiệp công nghệ cao; rà soát, bổ sung, điều chỉnh vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng từng vùng để bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp, có chính sách riêng cho doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản và doanh nghiệp bao tiêu nông sản cho nông dân.

Với nhiều giải pháp đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến rau, quả, hiện trên địa bàn tỉnh đã có 17 doanh nghiệp đầu tư chế biến rau các loại với tổng công suất đạt khoảng 109.200 tấn/năm. Các sản phẩm rau được chế biến thông qua việc sơ chế, đóng gói bảo quản cung cấp cho thị trường, với các sản phẩm chủ yếu, như: dưa chuột muối, ớt muối, ớt đông lạnh,... Thu hút được 9 doanh nghiệp, cơ sở chế biến sản phẩm trái cây, với các sản phẩm chế biến chủ yếu là đồ hộp đông lạnh.

Công ty CP Xuất nhập khẩu Gralimex, có trụ sở tại phường Quảng Hưng, TP Thanh Hóa, là đơn vị chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm nông nghiệp. Trong quá trình hoạt động, nhận thấy tiềm năng từ nguồn nguyên liệu rau, quả trong tỉnh phục vụ cho chế biến. Vì vậy, đầu năm 2021, công ty đã mạnh dạn đầu tư hệ thống nhà xưởng, dây chuyền sản xuất dứa đông lạnh phục vụ xuất khẩu tại xã Tế Lợi, huyện Nông Cống và đầu tháng 6-2021 đi vào hoạt động, với công suất chế biến đạt 15 tấn dứa nguyên liệu/ngày. Tháng 6 vừa qua, công ty đã chế biến được khoảng 450 tấn dứa nguyên liệu; đồng thời, xuất khẩu 8 container hàng hóa sang thị trường các nước châu Âu, với lượng hàng đạt 240 tấn. Ông Lê Tuấn Minh, Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Gralimex, cho biết: Cùng với việc đưa vào vận hành dây chuyền chế biến dứa đông lạnh xuất khẩu tại xã Tế Lợi, huyện Nông Cống; công ty đang hoàn thiện thủ tục để tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng và dây chuyền chế biến nước ép dứa, sản xuất dứa đóng hộp đông lạnh tại huyện Hà Trung, với tổng mức đầu tư khoảng 15 tỷ đồng, công suất chế biến khoảng 50 đến 100 tấn/ngày. Ngoài việc đầu tư xây dựng nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, để chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, công ty đang phối hợp với các địa phương tiến hành tích tụ, tập trung đất đai để xây dựng vùng trồng dứa nguyên liệu tập trung, với quy mô đạt khoảng 100 đến 200 ha.

Mặc dù đã thu hút được các doanh nghiệp đầu tư chế biến rau, quả, song theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số doanh nghiệp chế biến rau hiện có mới chỉ đáp ứng được nhu cầu chế biến khoảng 18,8% sản lượng rau hàng năm của cả tỉnh. Hơn nữa, các nhà máy chế biến rau, quả nói trên đều có quy mô, công suất chế biến nhỏ, nên chưa tạo ra được sản phẩm chế biến có thương hiệu. Vì vậy, để tiếp tục thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản nói chung và rau, quả nói riêng, tỉnh, các huyện đang tăng cường đầu tư để hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và hệ thống giao thông đến các vùng sản xuất để thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư và tiêu thụ sản phẩm. Tập trung sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo vùng, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm để thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến tinh, sâu. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp, xây mới các nhà máy có dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến hiện đại, lắp đặt hệ thống nhà mát, nhà lạnh trong bảo quản rau, quả. Bên cạnh đó, hướng dẫn các doanh nghiệp và các tổ chức khác thu mua nông sản, nông hộ sử dụng nhãn hiệu; xây dựng kế hoạch và các điều kiện để sản phẩm đạt tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký sử dụng nhãn hiệu.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]