(Baothanhhoa.vn) - Một trong những điểm sáng của tỉnh Thanh Hóa 6 tháng đầu năm 2021 đó là công tác phát triển doanh nghiệp. Theo báo cáo, từ đầu năm đến ngày 22-6, Thanh Hóa có thêm 1.232 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2020. Con số này đưa tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 7 cả nước và đứng đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ về số doanh nghiệp thành lập mới.

Phát triển và nuôi dưỡng doanh nghiệp

Một trong những điểm sáng của tỉnh Thanh Hóa 6 tháng đầu năm 2021 đó là công tác phát triển doanh nghiệp. Theo báo cáo, từ đầu năm đến ngày 22-6, Thanh Hóa có thêm 1.232 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2020. Con số này đưa tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 7 cả nước và đứng đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ về số doanh nghiệp thành lập mới.

Phát triển và nuôi dưỡng doanh nghiệp

Ảnh minh họa.

Cùng với đó, vốn điều lệ đăng ký của các doanh nghiệp cũng đạt con số khá lý tưởng với 15.894 tỷ đồng, tăng 17%, bình quân mỗi doanh nghiệp đạt 12,9 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, 38 doanh nghiệp có vốn đăng ký đầu tư trên 50 tỷ đồng. Doanh nghiệp có số vốn đăng ký cao nhất lên tới 1.500 tỷ đồng.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Thanh Hóa đã có 590 doanh nghiệp đăng ký quay trở lại hoạt động, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong bối cảnh doanh nghiệp ở nhiều địa phương đình trệ sản xuất hoặc phải đóng cửa, giải thể, người lao động nghỉ việc do đứt gãy chuỗi cung ứng, thì những tín hiệu tích cực từ con số thống kê trong 6 tháng đầu năm 2021 của tỉnh Thanh Hóa cho thấy niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp xứ Thanh đối với triển vọng phát triển kinh tế của tỉnh là rất sáng sủa.

Đạt được kết quả này, bên cạnh đoàn kết của cộng đồng doanh nghiệp và nỗ lực của từng doanh nghiệp, có vai trò rất lớn trong việc đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà tỉnh Thanh Hóa đã kiên trì thực hiện trong thời gian qua. Một trong những việc làm thường xuyên nữa của tỉnh đó là Chủ tịch UBND tỉnh định kỳ hàng tháng gặp mặt doanh nghiệp để đối thoại, giải quyết khó khăn, khơi thông vướng mắc cho doanh nghiệp phát triển.

Trong bối cảnh hết sức khó khăn hiện nay, việc thành lập mới doanh nghiệp đã khó, để doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định còn khó khăn hơn. Tỉnh Thanh Hóa đã thành công khi có những giải pháp thúc đẩy thành lập mới doanh nghiệp, khơi nguồn doanh nghiệp đang tạm đóng cửa đăng ký hoạt động trở lại. Nhiệm vụ còn lại là phải có biện pháp nuôi dưỡng đảm bảo sự phát triển ổn định của số doanh nghiệp hiện có.

Phát biểu tại Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh khóa XVIII, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng đã nhấn mạnh các nhóm giải pháp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021, trong đó có việc kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ tối đa để các doanh nghiệp công nghiệp hoạt động ổn định, phát huy hết công suất; thực hiện tốt công tác định hướng thị trường, đẩy mạnh phát triển dịch vụ - thương mại; rà soát, hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch...

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó đòi hỏi các cấp, ngành, đơn vị liên quan bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, khơi thông môi trường đầu tư, kinh doanh, cần phải có những giải pháp mang tính đột phá, phù hợp với địa phương, để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tiếp cận đầy đủ nguồn vốn ưu đãi theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 cũng như các nguồn vốn thương mại khác. Bản thân các doanh nghiệp cũng phải đưa ra những giải pháp ứng phó linh hoạt phù hợp với bối cảnh dịch, bệnh COVID-19 hiện nay để đảm bảo an ninh, an toàn nhà máy, cơ sở sản xuất, ổn định nguồn nhân lực.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]