(Baothanhhoa.vn) - Huyện Nga Sơn đã và đang phát huy thế mạnh về lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên; khai thác các nguồn lực tại chỗ, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn lực; kinh phí của các tổ chức kinh tế..., nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN,  TTCN) và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, nhất là lao động nông nhàn trong nông thôn. Qua đó, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn xây dựng nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH; đồng thời, phát triển các cụm CN, làng nghề, điểm du lịch với xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm vệ sinh môi trường bền vững.

Huyện Nga Sơn đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Huyện Nga Sơn đã và đang phát huy thế mạnh về lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên; khai thác các nguồn lực tại chỗ, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn lực; kinh phí của các tổ chức kinh tế..., nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN, TTCN) và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, nhất là lao động nông nhàn trong nông thôn. Qua đó, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn xây dựng nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH; đồng thời, phát triển các cụm CN, làng nghề, điểm du lịch với xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm vệ sinh môi trường bền vững.

Huyện Nga Sơn đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệpCơ sở sản xuất đông trùng hạ thảo Đăng Khoa, xã Nga Hưng.

Những tháng đầu năm 2021, huyện Nga Sơn tập trung khai thác các nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn để đầu tư, tổ chức sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Đồng thời, kết nối với các địa phương trong và ngoài tỉnh theo hướng liên kết vùng để mở rộng giao thương, hợp tác, phát triển. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai theo Nghị quyết 13-NQ-TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là việc tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm ổn định vùng cói thâm canh gắn với phát triển thương hiệu cói Nga Sơn. Phát triển CN, TTCN, thương mại, dịch vụ, gắn với phát triển đô thị và tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, cá nhân đầu tư phát triển các lĩnh vực có tiềm năng, như: may mặc, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, phát triển sản phẩm OCOP, du lịch... Về sản xuất CN, trên địa bàn huyện đã thu hút nhiều nhà máy may công nghiệp và nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em; tạo việc làm cho trên 9.000 lao động, thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Điển hình như Công ty TNHH Winners Vina, Công ty TNHH MS Vina, Công ty CP May xuất khẩu HMT - Chi nhánh Nga Sơn... Đi đôi với đó, nhằm phát huy lợi thế nguồn tài nguyên của địa phương, Công ty TNHH Thương mại Phú Sơn đã đầu tư dây chuyền sản xuất cát nhân tạo từ nguyên liệu đá với công suất 100.000m3/năm, bảo đảm cung ứng cho các công trình xây dựng trong và ngoài huyện; Công ty TNHH Đại Phong đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung, đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại, đa dạng hóa về chủng loại sản phẩm, bảo đảm chất lượng, mỹ thuật, giá thành phù hợp với người tiêu dùng. Huyện cũng đã thu hút đầu tư phát triển các cụm CN trên địa bàn, như: Cụm CN Tam Linh, Cụm CN Đồng Mới, Cụm CN Long Sơn...

Đi đôi với phát triển CN, huyện Nga Sơn tập trung chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển TTCN, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 4.056 lao động, thu nhập bình quân từ 4 triệu đồng đến 4,5 triệu đồng/người/tháng. Một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư máy móc, cải tiến mẫu mã sản phẩm, xúc tiến thương mại, tìm kiếm bạn hàng, du nhập và nhân cấy một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ mới theo đơn đặt hàng của khách hàng, như: Công ty CP Hoàng Long, Công ty TNHH Việt Trang... và đã xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đi các nước trên thế giới, như: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc... 6 tháng đầu năm 2021, giá trị sản xuất CN, TTCN huyện Nga Sơn 1.161,4 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ, đạt 50,1% kế hoạch năm. Trong đó, CN chế biến 1.141,3 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ; công nghiệp khai khoáng 15,7 tỷ đồng, tăng 7%. Các sản phẩm từ cói, như quại cói, đan lát thủ công... tăng trưởng khá do thị trường Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản... tiêu thụ trở lại, giá tăng, nên đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm đơn hàng xuất khẩu, việc làm và thu nhập cho người lao động.

Đồng chí Lê Văn Dậu, Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn, cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, ứng dụng tiến bộ công nghệ mới vào sản xuất CN, TTCN, nhất là sản xuất TTCN từ nguyên liệu cói bằng hình thức đầu tư mua sắm máy dệt chiếu, máy xe lõi... Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo nghề, nhất là dạy nghề sản xuất TTCN cho lao động nông thôn, gắn dạy nghề với nhu cầu của doanh nghiệp, làng nghề để đào tạo nguồn nhân lực. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp ở ngoài huyện, ngoài tỉnh vào địa bàn để lập trung tâm, xưởng thu mua; đồng thời, tranh thủ công nghệ, bảo đảm cho đầu ra của sản phẩm ổn định hơn, giảm khâu trung gian để tăng lợi nhuận cho người lao động... Từng bước chiếm lĩnh thị trường nội địa nhằm tránh phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường Trung Quốc. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất, cải tiến mẫu mã và đa dạng hóa sản phẩm nhằm tăng năng lực cạnh tranh cũng như nâng cao giá trị sản xuất. Phát huy tay nghề truyền thống có sẵn đi đôi với áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất lao động và đạt giá trị kinh tế cao. Quan tâm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng phát triển CN, TTCN trên địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh hàng giả, trốn lậu thuế và gian lận thương mại, bảo đảm sự bình đẳng và thông thoáng của thị trường để phát huy năng lực của tất cả các chủ thể kinh doanh hợp pháp.

Ngoài ra, huyện Nga Sơn tích cực vận động các hộ sản xuất, kinh doanh có đủ điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và hướng tới thành lập doanh nghiệp. Khuyến khích, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hiệp hội Chiếu cói Nga Sơn để hợp tác, trợ giúp thành viên trong sản xuất, kinh doanh một cách thiết thực, hiệu quả. Đồng thời, làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước để phản ánh nguyện vọng, đóng góp ý kiến đổi mới và hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính... tạo động lực phát triển và sức cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước. Đi đôi với đó, huyện chỉ đạo Trường Trung cấp nghề Nga Sơn là đầu mối, phối hợp với doanh nghiệp, làng nghề, nhất là đội ngũ nghệ nhân dạy và truyền nghề cho lao động nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tổ chức các lớp đào tạo nghề thông qua cơ chế hỗ trợ cho các học viên tham gia học nghề. Gắn đào tạo nghề cho người lao động với sản xuất của cơ sở TTCN; trong đó, tập trung các nhóm nghề đang có khả năng tiêu thụ lớn và ổn định ở thị trường trong nước và xuất khẩu, như: hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu cói, mây tre đan, các sản phẩm nghề truyền thống... Huyện chỉ đạo các phòng, ban có liên quan phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài tỉnh trên các lĩnh vực đào tạo, đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm CN, TTCN. Tăng cường công tác tổ chức học tập, nâng cao kiến thức về kinh tế thị trường và kỹ năng quản trị kinh doanh cho đội ngũ chủ doanh nghiệp và các chủ hộ sản xuất, kinh doanh.

Bài và ảnh: Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]