17:58 18/06/2024 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 18/6, Tổ 18 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia thảo luận tại tổ nhiều nội dung quan trọng

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 18/6, Tổ 18 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia thảo luận tại tổ nhiều nội dung quan trọng

Toàn cảnh buổi thảo luận tại tổ.

Tham gia góp ý về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các ĐBQH thống nhất cao với sự cần thiết ban hành dự án Luật; đồng thời góp ý, bổ sung một số nội dung nhằm đảm bảo Luật được xây dựng chặt chẽ và sát thực tiễn để thuận lợi trong quá trình thực hiện khi ban hành, có hiệu lực.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia thảo luận tại tổ nhiều nội dung quan trọng

ĐBQH Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh dự thảo luận tại tổ.

Góp ý về chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa, đại biểu Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh thống nhất cao với 9 nhóm chính sách. Đồng thời đề nghị cần bổ sung thêm chính sách quy định về chuyển đổi số trong quản lý di sản văn hóa để vừa phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, ngoài chính sách đối với các nghệ nhân có công lao trong giữ gìn bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể cũng cần có chính sách khuyến khích đối với những người có công lao trong bảo tồn và phát huy giá trị vật thể. Nên cân nhắc có cần thiết đưa Ngày Di sản văn hóa Việt Nam vào quy định trong chính sách của luật này hay không?

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia thảo luận tại tổ nhiều nội dung quan trọng

ĐBQH Mai Văn Hải phát biểu thảo luận tại tổ.

Về các hành vi bị nghiêm cấm, đại biểu Mai Văn Hải đồng ý với việc cấm tìm kiếm, vớt các di vật, cổ vật còn chìm dưới nước, tự ý đào bới; tìm kiếm di vật, cổ vật trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ. Tuy nhiên, cũng cần loại bỏ trường hợp trong quá trình sản xuất hoặc khai thác cát, đánh bắt thủy hải sản người dân có thể tìm kiếm được các di vật, cổ vật. Do đó điều này không nằm trong vấn đề cấm, mà nên có chính sách để sau khi người dân trong quá trình sản xuất hoặc khai thác cát, đánh bắt thủy hải sản thu nhận được cổ vật, di vật thì giao nộp cho Nhà nước...

Đại biểu Mai Văn Hải đồng tình với việc đề nghị không chỉ cấm việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án. Tuy nhiên đề nghị cần bổ sung việc cấm trong việc tự ý thay đổi thiết kế khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia thảo luận tại tổ nhiều nội dung quan trọng

ĐBQH Bùi Mạnh Khoa phát biểu thảo luận tại tổ.

Về quy định hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa, theo đại biểu Bùi Mạnh Khoa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nên bỏ từ “gây” đi mà chỉ cần viết “nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa” nhằm tránh trường hợp không rõ nghĩa. Về xác định mốc thời gian kiểm kê di sản văn hóa (địa phương 5 năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 10 năm), theo đại biểu Bùi Mạnh Khoa việc quy định này rất khó trong triển khai thực hiện, do đó chỉ cần quy định đặt ra mốc thời gian là 5 năm hoặc 10 năm kiểm kê một lần sau đó tiếp tục cập nhật vào nhằm đỡ tốn công, lãng phí sức lao động. Ban soạn thảo cũng cần cân nhắc tiêu chuẩn trong xếp hạng bảo tàng; đặc biệt quan tâm trong việc khai thác bảo tàng...

Tham gia góp ý về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, các ĐBQH cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật Dược để nhằm kịp thời thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới; về phát triển công nghiệp dược, trong đó có việc hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng, phát triển ngành dược; tăng cường phân cấp đối với chính quyền địa phương; cắt giảm một số thủ tục hành chính, giấy phép; phát huy nguồn lực của xã hội trong phát triển ngành công nghiệp dược được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong giai đoạn hiện nay.

Các đại biểu cũng cho rằng, công tác thực thi các chính sách, pháp luật về dược, tình hình phát triển kinh tế-xã hội và trước những yêu cầu đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn, hệ thống pháp luật về dược đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần phải được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Cụ thể như các quy định: Về hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành; về hồ sơ thủ tục cấp giấy đăng ký lưu hành đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc; quy định về quản lý giá thuốc chưa phù hợp thực tiễn; quy định về kinh doanh, loại hình kinh doanh dược cần điều chỉnh để đáp ứng sự phát triển và xu thế hội nhập...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia thảo luận tại tổ nhiều nội dung quan trọng

ĐBQH Lê Văn Cường phát biểu thảo luận tại tổ.

Đại biểu Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Y tế cho rằng, hồ sơ dự án Luật đã được Chính phủ chuẩn bị cơ bản đầy đủ các tài liệu theo quy định. Tuy nhiên, qua nghiên cứu dự thảo Nghị định quy định chi tiết cho thấy còn có những nội dung được Luật giao Chính phủ quy định chi tiết nhưng chưa thể hiện đầy đủ trong dự thảo Nghị định, ví dụ: nội dung “lộ trình do Chính phủ quy định” tại điểm g khoản 5 Điều 1 dự thảo Luật; nội dung “theo hợp đồng gia công, hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của Chính phủ” tại điểm c khoản 3 Điều 53a của khoản 22 Điều 1; nội dung “kiểm soát đặc biệt theo quy định của Chính phủ” tại điểm đ khoản 27 Điều 1... Do vậy, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát kỹ lưỡng đối với các nội dung Luật giao Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước; tính khả thi khi Luật có hiệu lực thi hành.

Đánh giá về nội dung các chính sách dự thảo Luật đưa ra, đại biểu Lê Văn Cường nhận thấy, so với 5 chính sách đã trình Quốc hội thông qua tại hồ sơ đề nghị xây dựng Dự án Luật ban đầu, đến nay nội dung các chính sách đã được bổ sung, mở rộng với nhiều thay đổi, cắt giảm về trình tự, thủ tục hồ sơ, phân cấp thẩm quyền mạnh mẽ, tạo sự chủ động cho địa phương, cơ sở. Trong đó, có nhiều nội dung được luật hóa thông qua những kiểm nghiệm từ thực tiễn phòng chống đại dịch nhưng cũng có những nội dung mới phát sinh cần phải có những tổng kết đánh giá kỹ lưỡng hơn nữa mới bảo đảm tính khả thi, tính hiệu lực trong quản lý Nhà nước.

Trên tinh thần chung là cắt giảm tối đa thủ tục hành chính nhưng phải bảo đảm chất lượng thuốc, đại biểu Lê Văn Cường đề nghị, cần rà soát, đánh giá tác động một cách kỹ lưỡng hơn nữa những nội dung chính sách được sửa đổi, bổ sung mở rộng liên quan trực tiếp tới việc mở rộng quyền kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh dược có vốn đầu tư nước ngoài (khoản 22 Điều 1 dự thảo); gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc (khoản 25 Điều 1 dự thảo); phân cấp thu hồi thuốc (khoản 29 Điều 1); thông tin, quảng cáo thuốc (khoản 34 Điều 1 dự thảo)... bảo đảm trình tự, thủ tục, hồ sơ sau khi cắt giảm vừa đơn giản nhưng cũng có thể xác định trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, tổ chức liên quan...

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]