(Baothanhhoa.vn) - Nhiều năm nay, tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao là 1 trong 6 chỉ tiêu lớn trong nhiệm vụ phát triển của ngành nông nghiệp. Thực tế, chủ trương tích tụ, tập trung đất đai, thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp quy mô lớn trên địa bàn tỉnh đã có từ lâu. Tuy nhiên, từ sau khi có Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh vào năm 2019, quá trình này mới diễn ra thực sự quyết liệt, mạnh mẽ trên khắp tất cả các huyện, thị xã, thành phố và hiệu quả ngày càng thấy rõ.

Để kinh tế tăng trưởng cao, phát triển bền vững (Bài 3): Hiệu quả phát triển nông nghiệp tập trung, quy mô lớn

Nhiều năm nay, tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao là 1 trong 6 chỉ tiêu lớn trong nhiệm vụ phát triển của ngành nông nghiệp. Thực tế, chủ trương tích tụ, tập trung đất đai, thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp quy mô lớn trên địa bàn tỉnh đã có từ lâu. Tuy nhiên, từ sau khi có Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh vào năm 2019, quá trình này mới diễn ra thực sự quyết liệt, mạnh mẽ trên khắp tất cả các huyện, thị xã, thành phố và hiệu quả ngày càng thấy rõ.

Để kinh tế tăng trưởng cao, phát triển bền vững (Bài 3): Hiệu quả phát triển nông nghiệp tập trung, quy mô lớnNông dân thị trấn Yên Cát (Như Xuân) thu hoạch chanh leo. Ảnh: P.V

Tin liên quan:
  • Để kinh tế tăng trưởng cao, phát triển bền vững (Bài 3): Hiệu quả phát triển nông nghiệp tập trung, quy mô lớn
    Để kinh tế tăng trưởng cao, phát triển bền vững (Bài 2): “Trợ lực” để phục hồi, ...

    Hơn 1 năm trước, tình hình dịch COVID–19 trong nước, trong tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội. Đa phần các hoạt động sản xuất, kinh doanh đình trệ, đẩy người lao động đến tình trạng thất nghiệp hàng loạt. Thế nhưng, những chính sách, cơ chế hỗ trợ từ Trung ương, cũng như của tỉnh đã nhanh chóng đi vào thực tiễn để giúp nền kinh tế phục hồi, hoạt động sản xuất trở lại “đường ray” phát triển. Đó cũng chính là “trợ lực” giúp hồi phục sản xuất, để 6 tháng đầu năm, tỉnh Thanh Hóa có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt xa kỳ vọng và mức thu ngân sách Nhà nước cao nhất từ trước đến nay.

  • Để kinh tế tăng trưởng cao, phát triển bền vững (Bài 3): Hiệu quả phát triển nông nghiệp tập trung, quy mô lớn
    Để kinh tế tăng trưởng cao, phát triển bền vững (Bài 1): Phát triển kinh tế - ...

    Những tháng đầu năm 2022, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt kết quả đáng tích cực trên các lĩnh vực. Trong đó, nổi bật là dịch COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát; kinh tế tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 13,41%, đứng thứ 3 cả nước.

Ngọn đồi thôn Trung Thành, thị trấn Yên Cát (Như Xuân) nhiều năm liền chỉ trung thành với cây sắn, cây keo. Người dân nơi đây bao đời quen với việc canh tác những cây trồng dễ tính, không yêu cầu kỹ thuật cao, không mất nhiều công chăm sóc. Quá trình sinh trưởng và phát triển gần như phụ thuộc phần lớn vào điều kiện của thời tiết. Thế nên, hiệu quả kinh tế đạt thấp, nhiều năm còn bị mất trắng do khô hạn, sâu bệnh. Năm 2022, UBND huyện Như Xuân đã chủ động mời gọi, thu hút Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản T9 (có trụ sở tại TP Hà Nội) vào đầu tư đưa cây chanh leo phục vụ chế biến và trồng trên vùng đồi trồng sắn kém hiệu quả, với quy mô 9 ha. Ngoài vùng đồi trồng tập trung, công ty còn liên kết với nhiều hộ dân để mở rộng vùng nguyên liệu ở các khu vực khác. Mới chỉ hơn 6 tháng đầu tư, vùng đồi đã được phủ bởi một màu xanh mướt mát, những cành chanh dây trĩu quả đang cho thu hoạch vụ đầu tiên. Các hộ dân tham gia trồng tại thị trấn Yên Cát cho biết: Năng suất bình quân dự kiến đạt 18 tấn/ha/năm, doanh thu khoảng 240 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận gần 200 triệu đồng/ha/năm và cao hơn 4 đến 5 lần so với diện tích cây trồng trước đó.

Ông Bùi Thiên Trưởng, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản T9, cho biết: Yếu tố quan trọng khiến công ty quyết định đầu tư tại Như Xuân, tạo nên sự thành công của mô hình chính là việc huyện đã tạo điều kiện và đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tích tụ, tập trung được diện tích đất sản xuất có quy mô lớn. Có được diện tích đủ lớn, công ty đã mạnh dạn đầu tư cơ giới hóa, lắp đặt hệ thống tưới tự động, nên năng suất, chất lượng của cây trồng tăng, giá trị sản xuất được nâng lên. Ngoài hiệu quả về kinh tế, quá trình tích tụ, tập trung đất đai để xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu, công ty còn thuê lao động của các hộ dân có đất cho công ty thuê để làm công nhân. Điều này được xem là “nhất cử lưỡng tiện”, bởi người dân không những có thu nhập từ việc cho doanh nghiệp thuê đất mà còn có công việc và thu nhập ổn định từ việc làm công nhân ngay trên chính diện tích đất của gia đình.

Ở huyện Như Xuân, hiện đang có nhiều khu đồi, với hàng nghìn ha đã được tích tụ, tập trung để trồng các loại cây ăn quả. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, toàn huyện đã tích tụ, tập trung được 420 ha; trong đó, trồng trọt 95 ha, chăn nuôi 38,6 ha, lâm nghiệp 270 ha. Lũy kế đến nay, toàn huyện tích tụ, tập trung được 1.942,6 ha; trong đó, trồng trọt 445 ha, chăn nuôi 227,6 ha, lâm nghiệp 1.270 ha. Trên diện tích đã tích tụ, tập trung, huyện đã xây dựng và phát triển được vùng trồng cây ăn quả tập trung, quy mô lớn, với tổng diện tích hiện là 1.254,9 ha. Trên địa bàn huyện cũng đã phát triển được 228 trang trại, trong đó, có 32 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc tích tụ, tập trung đất đai đã và đang góp phần quan trọng vào tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp. 6 tháng năm 2022, tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của huyện đạt 890,6 tỷ đồng, tăng 20,8% so với cùng kỳ.

Ở huyện Vĩnh Lộc, đến thời điểm này, gần như xã nào cũng đã xây dựng được vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô từ vài ha đến vài chục ha. Điều này đã giúp huyện thu hút được hàng chục doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân; trong đó phải kể đến Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình), Công ty CP Thực phẩm Á Châu (Bình Dương)... Nhờ đó, diện tích cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm của huyện ngày càng được mở rộng và 6 tháng đầu năm 2022 đạt 482 ha. Giá trị sản xuất các vùng liên kết này đạt từ 250 đến 300 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận cao hơn từ 30 đến 50 triệu đồng so với canh tác truyền thống trước đây.

Tích tụ, tập trung đất đai còn biến những vùng đất tưởng chừng bị lãng quên, vùng bán sơn địa cằn cỗi trở thành khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, với doanh thu lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đơn cử như thung lũng Ao Trời, tại xã Xuân Khang (Như Thanh). Từ một thung lũng hoang sơ đã được Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức xây dựng trang trại chăn nuôi lợn có quy mô gần 30 ha, với 21 dãy chuồng nuôi, quy mô gần 20.000 con lợn.

Không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế, tích tụ, tập trung đất đai còn mang lại hiệu quả về xã hội. Ở những vùng đã được tích tụ, tập trung, nông dân thay đổi phương thức sản xuất theo xu thế, vận hành, ứng dụng công nghệ mới trong quá trình sản xuất. Tư duy cũng dần thay đổi từ nông dân thuần túy sang công nhân nông nghiệp. Chính những vùng sản xuất tập trung sẽ là tiền đề để tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập... Tất cả đều đang minh chứng cho những “trái ngọt” mà tỉnh ta đã đạt được trong quá trình thực hiện Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Quá trình thực hiện mục tiêu tích tụ, tập trung đất đai đã và đang gặp không ít trở ngại, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự đồng thuận của Nhân dân trong tỉnh, chỉ tiêu về tích tụ, tập trung đất đai đang vượt kế hoạch đề ra. 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã tích tụ, tập trung được 4.515,7 ha, đạt 61,6% kế hoạch năm. Lũy kế, đến nay tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và theo hướng công nghệ cao toàn tỉnh đạt 38.928,7 ha. Từ nay đến cuối năm 2022, toàn tỉnh phấn đấu tích tụ, tập trung thêm 2.814,3 ha.

Để đạt và vượt mục tiêu tích tụ, tập trung đất đai năm 2022 và những năm tiếp theo, ngành nông nghiệp đã và đang cùng với các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, như tiếp tục quán triệt sâu sắc và tuyên truyền sâu rộng quan điểm chỉ đạo, mục tiêu của Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận đất đai thông qua các hình thức thuê đất, nhận chuyển nhượng và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của các hộ dân để đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, quy mô lớn, công nghệ cao. Giải quyết nhanh gọn thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư; thường xuyên theo dõi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thực hiện thành công các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia các diễn đàn, hội chợ, hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại trong nước và nước ngoài để quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường quản lý vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp và chất lượng sản phẩm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bảo vệ uy tín của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao. Tiếp tục hoàn thiện, thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách để tạo bước đột phá trong quá trình thực hiện tích tụ, tập trung đất đai.

Nhóm PV Phòng Kinh tế

Bài 4: Thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển sản xuất công nghiệp.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]