(Baothanhhoa.vn) - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bất ngờ tuyên bố giải tán Quốc hội và ấn định cuộc bầu cử lập pháp sớm ở nước này sau khi Đảng Phục hưng của ông thất bại nặng nề trong cuộc đua vào Nghị viện Châu âu. Giới chuyên gia nhận định đây là một quyết định đầy rủi ro của ông Macron.

Đằng sau quyết định đầy rủi ro của Tổng thống Pháp Macron

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bất ngờ tuyên bố giải tán Quốc hội và ấn định cuộc bầu cử lập pháp sớm ở nước này sau khi Đảng Phục hưng của ông thất bại nặng nề trong cuộc đua vào Nghị viện Châu âu. Giới chuyên gia nhận định đây là một quyết định đầy rủi ro của ông Macron.

Đằng sau quyết định đầy rủi ro của Tổng thống Pháp Macron

Động lực chính thúc đẩy ông Macron ra quyết định bất ngờ

Theo kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP), đảng Phục hưng của ông Macron nhận thất bại nặng nề trước đảng đối lập của Pháp là đảng Mặt trận quốc gia. Theo đó, đảng Phục hưng chỉ giành được 15,2% số phiếu bầu so với 31,5% của đảng Mặt trận quốc gia (FN). Với tỉ lệ này, đảng của ông Macron dự đoán chỉ giảnh được rất ít trong số 81ghế của Pháp tại Nghị viện châu Âu. Kết quả này được xem là một cú sốc bầu cử đối với người dân Pháp và đặt ra nhiều thách thức to lớn đối với đảng của ông Macron trong nước.

Trong bối cảnh đó, việc Tổng thống Macron bất ngờ tuyên bố giải tán Quốc hội và ấn định bầu cử lập pháp sớm đang được giới chuyên gia nhận định là một quyết định đầy rủi ro.

Giải thích quyết định trên của Tổng thống Pháp Macron, Giảng viên cao cấp Khoa Nghiên cứu châu Âu tại Đại học bang St. Petersburg (Nga) chuyên gia của Câu lạc bộ Valdai, Alexey Chikhachev cho rằng, ý tưởng giải tán Quốc hội của ông Macron đã được đưa ra thảo luận cách đây 2 năm, sau khi đảng Phục hưng của Tổng thống Macron đã không thể chiếm đa số ghế trong Quốc hội tại cuộc bầu cử 6/2022. Và nay, kết quả cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu như “giọt nước tràn ly”, trở thành lý do thuận lợi để ông Macron thực hiện quyết định này.

Đảng Phục hưng của Tổng thống Macron từ lâu đã có quan hệ căng thẳng với các đảng đối lập trong Quốc hội. Tháng 12/2023, đảng Phục hưng đã cố gắng tạo dựng một liên minh tạm thời với phe trung tả để cải cách chính sách di cư. Dự luật nhập cư mới do Tổng thống Macron đề xuất được cho là “dự luật cứng rắn”, nhằm “pha loãng” các quan điểm tự do, nhưng cuối cùng các lực lượng cánh tả đã chỉ trích nó và cho rằng nó vi hiến, buộc đảng Phục hưng phải đi đến thoả thuận với cánh hữu. Việc các đề xuất chính sách do đảng Phục hưng và Tổng thống Macron đề xuất thường xuyên gặp khó tại Quốc hội được cho là động lực chính thúc đẩy quyết định giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm của ông Macron.

Theo chuyên gia Alexey Chikhachev, Tổng thống Macron là một chính trị gia kỳ cựu, càng không phải là một người thích mạo hiểm, nên dễ hiểu quyết định giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm phải được dựa trên những tính toán nhất định của ông Macron. Đầu tiên có thể giải thích rằng, tại các cuộc bầu cử EP, cử tri đi bỏ phiếu “có ý thức hệ hơn, gửi một tín hiệu nhất định đến chính quyền đương nhiệm tại các quốc gia châu Âu”. Việc lựa chọn, ủng hộ một lực lượng nhất định trong EP sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của cử tri; bởi lẽ, EP chỉ là một nghị viện trên danh nghĩa, không có vai trò quyết định trong việc hoạch định chủ trương, chính sách của EU. Với cử tri nước Pháp, các buộc bầu cử EP luôn có tầm quan trọng thứ yếu. Vì vậy, Chikhachev nhấn mạnh rằng, không nên phóng đại kết quả của đảng FN theo đường lối cực hữu, vốn có truyền thống nhận được nhiều phiếu bầu trong các cuộc bầu cử vào EP.

Tổng thống Macron tự tin khai thác bộ phận cử tri “ruột” luôn thể hiện sự ủng hộ đối với đảng Phục hưng cầm quyền và cá nhân ông Macron trong cuộc bầu cử sớm sắp tới để có thể lật ngược thế cờ. Do không coi trọng vai trò, tính chất của EP, nên nhiều cử tri Pháp đã không tham gia các cuộc bầu cử vừa rồi. Thực tế, không khí bầu cử EP tại Pháp diễn ra khá trầm lắng, thậm chí nếu như không chú ý quan sát, khách đi đường sẽ không nhận ra rằng, cuộc bầu cử lập pháp của châu Âu đang diễn ra. Do đó, theo ông Macron, kết quả cuộc bầu cử vừa rồi sẽ khó thể đánh giá đúng tâm tư, nguyện vọng của toàn bộ cử tri Pháp, có chăng chỉ là một “chỉ báo” của một bộ phận cử tri muốn thể hiện thái độ phản đối của mình đối với chính quyền đương nhiệm. Với cuộc bầu cử sắp tới, có vai trò quyết định đối với việc hoạch định đường lối, chính sách của Pháp, ông Macron kỳ vọng vào sự tham gia đầy đủ của cử tri Pháp, đặc biệt là nhóm cử tri trung thành của đảng Phục hưng cầm quyền, giúp ông tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2022.

Ngoài ra, những thành tựu lãnh đạo nước Pháp từ năm 2017 đến nay là hành trang quý, giúp ông Macron và đảng Phục hưng cầm quyền tự tin vào một chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ đầu, Tổng thống Macron đã cho thấy khả năng lãnh đạo năng động và quản lý tốt khủng hoảng trong giai đoạn đại dịch COVID-19, ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chính sách cải cách, giúp duy trì tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân,...

Ván cược quá lớn

Theo Moscow Daily News dẫn nhận định của chuyên gia Alexander Shchelokov cho rằng, Tổng thống Macron và đảng Phục hưng cầm quyền đang đặt ván cược lớn vào quyết định giải tán Quốc hội và bầu cử sớm. Thực tế, chiến thắng của FN tại cuộc bầu cử EP vừa qua cho thấy, uy tín của FN đang khá phổ biến ở nhiều vùng trên đất nước, bao gồm cả những vùng trước đây vốn được xem là “địa hạt” của đảng Phục hưng và Tổng thống Macron. Cuộc thăm dò dư luận của Ipsos cho thấy, ông Jordan Bardella, chính trị gia trẻ tuổi, lãnh đạo mới của đảng cực hữu RN đang rất được yêu thích tại Pháp.

Hơn nữa, việc nhiều cử tri không bỏ phiếu cho đảng Phục hưng tại cuộc bầu cử EP vừa qua cũng phản ánh thực tế rằng, một bộ phận người dân Pháp không hài lòng với Tổng thống Macron. Theo tổ chức thăm dò IFOP, tỷ lệ tán thành đối với ông Macron hiện ở mức ảm đạm 31% trong tháng 5/2024, mặc dù tăng 3 điểm so với tháng trước. Bất chấp Chính quyền Tổng thống Macron cam kết đẩy mạnh các cam kết tranh cử, song không thể phủ nhận thực trạng suy thoái kinh tế nhẹ đang diễn ra ở Pháp. Số liệu chính thức được Cơ quan Thống kế Pháp (INSEE) công bố ngày 30/1/2024 cho thấy kinh tế nước này tăng trưởng 0,9% trong năm 2023, song đình trệ trong hai quý cuối của năm. Số liệu tăng trưởng hằng năm nói trên gần sát mức dự báo tăng trưởng 1% do Chính phủ Pháp đưa ra trước đó và thấp hơn mức tăng trưởng 2,5% năm 2022. Theo INSEE, nền kinh tế lớn thứ hai khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) này ghi nhận tăng trưởng bằng 0 hầu hết năm 2023, ngoại trừ quý 2 tăng trưởng 0,7%.

Bên cạnh đó, hàng loạt các vấn đề an sinh xã hội chưa được giải quyết đã làm giảm sút nghiêm trọng uy tín của Tổng thống Macron và đảng cầm quyền. Tình trạng thâm hụt ngân sách đang khiến nhiều dịch vụ công phổ biến nhất của Pháp đang đứng trước “ngưỡng cửa” bị cắt giảm. Đầu tháng 4/2024, Chính phủ Pháp cho biết kết thúc năm 2023, thâm hụt ngân sách của nước này ở mức 5,5% GDP, vượt quá mức mục tiêu 4,9% GDP. Trong khi các vấn đề trong nước bị đình trệ, việc Chính quyền Tổng thống Macron quan tâm quá mức và đưa ra những khoản viện trợ khổng lồ cho Ukraine trong cuộc xung đột quân sự với Nga càng khiến nhiều người dân Pháp bất bình. Theo trang tin Izvestia, “ngày càng ít người dân Pháp muốn ủng hộ Ukraine, bởi lo sợ bị chính quyền lôi họ vào cuộc chiến tranh và khiến đất nước phải trả giá quá đắt”.

Rõ ràng, ý tưởng dốc toàn bộ vốn liếng chính trị của Tổng thống Pháp Macron vào cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới là một ván đặt cược quá cao. Nếu tính toán không hợp lý và không đưa đảng Phục hưng cầm quyền đến chiến thắng, ông Macron sẽ buộc phải chia sẻ quyền lực với đối thủ chính trị của mình. Đây sẽ là một đòn khá nghiêm trọng đối với việc hoạch định chính sách đối nội, đội ngoại của Pháp thời gian tới, vì ở một quốc gia mà có cả tiếng nói của những người theo chủ nghĩa tự do thân châu Âu, những người theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu, thì một cuộc khủng hoảng chính trị có thể xảy ra đối với bất kỳ vấn đề nào sẽ được thảo luận tại Quốc hội. Vì vậy, ngay cả khi quyết định giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm được Tổng thống Macron cân nhắc kỹ lưỡng, thì cái giá phải trả cho một sai lầm vẫn quá cao, và có thể khiến không chỉ đảng Phục hưng cầm quyền thất bại, mà ngay cả ông Macron cũng mất luôn quyền lãnh đạo trong đảng.

Hùng Anh (CTV)


Hùng Anh (CTV)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]