Nga đưa tàu hải quân đến Cuba tập trận: Động thái đáp trả Mỹ?
Theo Reuters, Nga đang di chuyển tàu hải quân tới vùng biển Caribe để tiến hành các cuộc tập trận quân sự ngoài khơi Mỹ. Điều này được biết đến một ngày sau khi Tổng thống Nga Putin tuyên bố chuẩn bị phản ứng “bất đối xứng” đối với việc Mỹ cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine. Do đó, không loại trừ khả năng đây là động thái mà Nga muốn gây sức ép ngược lại Mỹ tại khu vực vốn được cho là “sân sau” của Washington.
Cuộc tập trận hải quân sẽ diễn ra từ ngày 12-17/6
Hãng thông tấn Prensa Latina dẫn nguồn Bộ các Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba đăng tải thông điệp về việc các tàu Nga cập cảng Cuba vào ngày 12/6. Dự kiến, các tàu sẽ ở lại đảo cho đến ngày 17/6, sau đó có thể tiếp tục di chuyển đến bờ biển Venezuela. Bộ Quốc phòng Cuba nhấn mạnh “tất cả các tàu đều không mang vũ khí hạt nhân” nên điều này “không gây ra mối đe doạ cho khu vực”.
Các tàu hải quân Nga tham gia cuộc tập trận bao gồm tàu khu trục “Đô đốc Gorshkov” (được trang bị 16 bệ phóng với tên lửa hành trình “Calibre”, “Zircon” hoặc “Oniks” và 32 hệ thống phòng không “Poliment-Redut”), tàu ngầm hạt nhân “Kazan” (32 hoặc 40 bệ phóng tên lửa tương tự), tàu chở dầu tiếp tế Dự án 23130 “Akademik Pashin” và tàu kéo “Nikolai Chiker”.
Theo giới phân tích chính trị, tàu chiến Nga thường được mô tả là công cụ chính trị trong tay Moscow. Ví dụ, vào năm 2015, tàu hải quân Nga cũng đã đến Havana một ngày trước khi các cuộc đàm phán với Washington nhằm cải thiện quan hệ bắt đầu. Tương tự, vào năm 2022, để đáp lại việc Mỹ siết chặt lệnh trừng phạt, Nicaragua chính thức cho phép Nga thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình. Bất chấp việc Nhà Trắng đảm bảo rằng không có mối đe dọa nào, các quan chức Mỹ đã trực tiếp liên kết cuộc tập trận Nga - Cuba với sự hỗ trợ của phương Tây cho Kiev và việc một số nước phương Tây cho phép Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) thực hiện các cuộc tấn công bằng vũ khí tầm xa vào lãnh thổ Nga.
Mục tiêu chiến lược của Nga
Theo Vasily Kashin, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Châu Âu Toàn diện (CCEMI) tại Trường Kinh tế Cao cấp nhận định, nhiệm vụ chính trong hành trình của các tàu hải quân Nga tới vùng biển Caribe là nhằm duy trì sự hiện diện của Moscow tại vùng biển quan trọng này, đồng thời tiếp nối các hoạt động hợp tác quốc tế sôi nổi trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh không ngừng gia tăng sức ép cô lập, cấm vận Nga. Trong thông báo ngày 6/6, Phó Giám đốc Trung tâm Hòa giải các bên đối lập tại Syria (thuộc Bộ Quốc phòng Nga), Thiếu tướng Yury Popov cho biết Nga và Syria bắt đầu cuộc tập trận chung bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tại quốc gia Trung Đông này. Ngoài ra, các cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật giữa Nga và Belarus hiện cũng đang diễn ra. Do đó, cuộc tập trận hải quân Nga - Cuba ở ngoài khơi Mỹ như một thông điệp khẳng định chính sách bao vây, cấm vận, cô lập Nga của các nước phương Tây không đạt hiệu quả. Đáng chú ý, cuộc tập trận hải quân Nga - Cuba còn diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán về “phi đô la hóa” giữa Nga và các nước Mỹ Latinh đang có những tín hiệu tích cực.
Trong khi đó, chuyên gia quân sự Nga Vasily Dandykin cho rằng, cuộc tập trận hải quân tạo nền tảng để thúc đẩy quan hệ hợp tác quân sự Nga - Cuba thời gian tới, và không loại trừ khả năng Nga sẽ cung cấp vũ khí tầm xa cho các nước xung đột với Mỹ. Thực tế điều này cũng đã được Tổng thống Putin lên tiếng cảnh báo. Ngày 5/6, ông Putin đã chỉ trích việc phương Tây cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine để tấn công vào lãnh thổ Nga, đồng thời cảnh báo Nga có thể cung cấp vũ khí tầm xa tương tự cho những nước khác để tấn công các mục tiêu phương Tây.
Rõ ràng, phần lớn hành động của Nga thời gian gần đây đều xuất phát từ mức độ can thiệp của các nước phương Tây trong cuộc xung đột ở Ukraine. Đặc biệt, nếu Mỹ cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng tên lửa đạn đạo tầm xa từ hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS), Moscow không chỉ có thể chuyển giao vũ khí, mà còn có thể chia sẻ công nghệ, nhất là công nghệ liên quan đến tên lửa tầm trung và có thể cả tên lửa xuyên lục địa cho các nước có xung đột với Mỹ. Mục tiêu của Nga là Mỹ phải chịu tổn thất do hỗ trợ quá tích cực cho Ukraine để chống lại Nga, nên Moscow để ngỏ khả năng không chỉ cung cấp vũ khí tầm xa mà còn cả việc mở rộng hợp tác kỹ thuật quân sự với các đối thủ tiềm năng của Washington. Sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, Moscow không ngừng tăng cường hợp tác quân sự với Tehran và Bắc Kinh. Bản thân Iran và Trung Quốc cũng đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức trong quan hệ với Mỹ.
Ngoài ra, đây có thể được coi là động thái đáp trả việc ngày càng có nhiều quốc gia NATO tăng cường hoạt động quân sự gần biên giới Nga, nhằm đưa cuộc xung đột Ukraine ra ngoài khu vực. Đặc biệt, vào ngày 5/6, các nước NATO đã bắt đầu cuộc tập trận Hoạt động Baltic 2024 (BALTOPS) ở biển Baltic. Đây được cho là cuộc tập trận hải quân lớn nhất từ trước đến nay của NATO ở biển Baltic, với sự tham gia của khoảng 9.000 binh sĩ, hơn 50 tàu và 80 máy bay từ 20 quốc gia thành viên NATO.
Có thể thấy, bất chấp tuyên bố của các nhà lãnh đạo NATO về việc họ miễn cưỡng cho phép xảy ra xung đột với Nga, một chuỗi quyết định đang được đưa ra theo nguyên tắc “thách thức - phản ứng”. Trong khi NATO ngày càng tiến hành các cuộc tập trận quân sự và phối hợp giữa các nước trong khối gần biên giới Nga, thì Moscow cũng đang có những hành động tương tự gần biên giới Mỹ. Ngoài ra, cuộc xung đột Ukraine ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sẵn sàng leo thang tình hình căng thẳng của Nga - Mỹ cũng như khả năng cung cấp vũ khí mới cho nhiều quốc gia.
Hùng Anh
{name} - {time}
-
2024-12-13 13:57:00
Vòng xoáy biến động ở châu Âu trong năm 2024
-
2024-12-12 08:03:00
Mọi thứ chỉ mới bắt đầu ở Syria
-
2024-06-07 08:50:00
Bị phương Tây cô lập, Nga nỗ lực gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi
Tổng thống Putin đánh giá về quan hệ Nga-Mỹ và các vấn đề đối ngoại khác
Nga đang lâm vào thế “cửa dưới” trong quan hệ với Trung Quốc?
Bầu cử Ấn Độ 2024: Cuộc đua gay cấn đến phút chót
Quốc gia thành viên NATO muốn gia nhập BRICS
Kế hoạch của ông Biden liệu có mang lại hòa bình cho Dải Gaza?
Nắng nóng cực đoan thiêu đốt Ấn Độ khiến gần 100 người chết: Vì đâu nên nỗi?
Dấu hiệu leo thang căng thẳng cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine
Cuộc tổng tuyển cử lớn nhất thế giới ở Ấn Độ: Đường dài hay sức ngựa
Trung Quốc củng cố ảnh hưởng, vị thế tại Trung Đông