(Baothanhhoa.vn) - Số bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn Thanh Hóa mấy ngày gần đây luôn ở mức xấp xỉ 1.000 ca/ngày. Qua kiểm tra hoạt động phòng, chống dịch dịp đầu xuân, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát hiện có những lỗ hổng như công tác kiểm soát mật độ người vào di tích chưa thực hiện tốt, nhiều người không chấp hành việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, vẫn tập trung quá số người quy định trong cùng thời điểm tại không gian thờ tự.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Không chủ quan được!

Số bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn Thanh Hóa mấy ngày gần đây luôn ở mức xấp xỉ 1.000 ca/ngày. Qua kiểm tra hoạt động phòng, chống dịch dịp đầu xuân, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát hiện có những lỗ hổng như công tác kiểm soát mật độ người vào di tích chưa thực hiện tốt, nhiều người không chấp hành việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, vẫn tập trung quá số người quy định trong cùng thời điểm tại không gian thờ tự.

Không chủ quan được!

Người dân và du khách đến dâng hương, vãn cảnh Am Tiên

Thời điểm đầu xuân hoạt động tụ tập đông người để ăn, uống cũng nhiều hơn. Đây đều là môi trường khiến cho SARS-CoV-2 lây nhiễm nhanh hơn.

Hoạt động đầu xuân có sự tham gia đông người thường kéo dài qua rằm, thậm chí hết tháng Giêng. Du xuân, thực hành tín ngưỡng là quyền cá nhân nhưng cần phải đặt trong sự an toàn của cộng đồng. Không vì sở thích cá nhân mà đi ngược lại lợi ích chung. Ban quản lý di tích cũng không vì bất cứ lý do nào mà lơ là trách nhiệm phòng, chống dịch.

Phải xem đây là nhiệm vụ quan trong nhất ở thời điểm hiện tại. Dù tỷ lệ bao phủ vắc-xin đã đạt cao, nhưng không thể chủ quan ỷ vào vắc-xin dẫn đến tùy tiện trong lối sống, ứng xử. Chỉ có vắc-xin + 5K mới tạo ra sự an toàn cao hơn cho mỗi người và cộng đồng.

Tại Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc đôn đốc, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tuyệt đối không chủ quan với dịch bệnh. Từ những kinh nghiệm đã có, chủ động theo dõi, bám sát tình hình, chuẩn bị các kịch bản, giải pháp để ứng phó hiệu quả với diễn biến dịch; tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 đã đề ra theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và các chỉ thị, công điện, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cũng đã ban hành Văn bản số 423/SVHTTDL-TTr gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố đề nghị tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại các điểm di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng trên dịa bàn sau khi phát hiện những “lỗ hổng” trong công tác phòng, chống dịch tại một số di tích. Theo đó, đề nghị các địa phương bố trí lực lượng trực tại cổng ra vào của di tích hướng dẫn người dân tham gia các hoạt động tín ngưỡng và sinh hoạt tôn giáo khai báo y tế; kiểm soát mật độ và nhắc nhở người dân vào di tích đảm bảo quy định để Nhân dân nghiêm túc chấp hành khi tham gia các hoạt động tín ngưỡng và sinh hoạt tôn giáo tại các điểm di tích trên địa bàn.

Đây là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi trách nhiệm, sự khẩn trương hơn của các ban quản lý di tích cũng như sự tự giác trong thực hiện của mỗi người dân. Để cuộc sống bình thường được tiếp diễn, thì ngay lập tức phải chấm dứt sự bất thường trong lối sinh hoạt dịp đầu xuân.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]