(Baothanhhoa.vn) - Ngày nay, chuyển đổi số (CĐS) đã trở thành xu thế tất yếu trên toàn cầu và là một trong những giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Tại Thanh Hóa, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các cấp triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy mạnh CĐS nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, chỉ đạo, điều hành, công khai, minh bạch các hoạt động, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, từ đó, giúp mở “cánh cửa” tăng trưởng và hội nhập kinh tế toàn cầu.

Động lực thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập

Ngày nay, chuyển đổi số (CĐS) đã trở thành xu thế tất yếu trên toàn cầu và là một trong những giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Tại Thanh Hóa, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các cấp triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy mạnh CĐS nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, chỉ đạo, điều hành, công khai, minh bạch các hoạt động, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, từ đó, giúp mở “cánh cửa” tăng trưởng và hội nhập kinh tế toàn cầu.

Động lực thúc đẩy tăng trưởng và hội nhậpKý kết hợp tác về hỗ trợ trong công tác đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số, phối hợp rà quét, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng giữa Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) và Sở TT&TT Thanh Hóa.

Nỗ lực thực hiện mục tiêu CĐS toàn dân, toàn diện

Thực hiện mục tiêu CĐS toàn dân, toàn diện, tỉnh Thanh Hóa luôn xác định lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là động lực, là đối tượng thụ hưởng. Để làm được điều này, Thanh Hóa đã và đang tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng viễn thông rộng khắp, hoạt động ổn định, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), CĐS trên địa bàn tỉnh. Đến nay, hạ tầng viễn thông đã được triển khai đến 99,93% thôn, bản trên địa bàn toàn tỉnh (hiện còn 3 thôn, bản/4.357 thôn, bản chưa có sóng điện thoại di động). Số thuê bao trên toàn tỉnh ước đạt 2.957.000 thuê bao đạt 80,62 thuê bao/100 dân. Thuê bao internet ước đạt 2.360.000 thuê bao, đạt mật độ 64,34 thuê bao/100 dân.

Thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 theo Quyết định số 2269/QĐ-TTg ngày 31-12-2021 của Thủ tướng Chính phủ; các thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Sở TT&TT Thanh Hóa đã phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ máy tính bảng thuộc chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025, hướng dẫn, xác nhận danh sách các thuê bao được hưởng chính sách viễn thông công ích là 47.000 hộ gia đình nghèo, cận nghèo và 70 thuê bao internet băng rộng cố định cho các cơ sở giáo dục, với tổng số tiền hỗ trợ trên 20 tỷ đồng.

Thực hiện kế hoạch triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ trên 548.817 tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán các dịch vụ thiết yếu.

Tỉnh Thanh Hóa cũng đã tổ chức đào tạo CĐS trực tuyến trên nền tảng Onetouch cho 876 học viên là lãnh đạo cấp xã; phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức tập huấn CĐS cho 2.688 thành viên tổ công nghệ số cộng đồng. 100% các sở, ban, ngành, UBND các cấp thành lập ban chỉ đạo CĐS; thành lập 4.233 tổ công nghệ số cộng đồng với 14.758 thành viên để hướng dẫn, hỗ trợ tuyên truyền đến người dân trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về CĐS; hướng dẫn kỹ năng thực hành, chuyển giao hướng dẫn cài đặt, sử dụng nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số… để thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân trên địa bàn sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; ứng dụng Smart Thanh Hóa; đưa các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP lên Trang thông tin điện tử về kết nối cung cầu nông sản của tỉnh; các dịch vụ về y tế số (đặt lịch khám bệnh từ xa, sổ khám, chữa bệnh điện tử…); các dịch vụ về giáo dục số nhằm kết nối giữa phụ huynh, học sinh và nhà trường, quản lý nhà trường, quản lý học sinh, tra cứu điểm, kết quả học tập (vnEdu Teacher, vnEdu Connect…).

Động lực thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập

Chương trình CĐS tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã tạo sự chuyển biến rõ và thay đổi thói quen làm việc từ giấy tờ sang điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường mạng. Năm 2022, tổng số lượt văn bản trao đổi, gửi/nhận trên hệ thống là 3.024.840 lượt văn bản; tỷ lệ ký số cá nhân đạt 98,72%, tỷ lệ ký số cơ quan đạt 99,07%; hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã có bước đột phá quan trọng, 100% cán bộ, công chức (CBCC) đã xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp được đẩy mạnh, tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận, giải quyết trực tuyến đúng và trước hạn ngày càng tăng; việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của cơ quan Nhà nước ngày càng công khai, minh bạch, góp phần quan trọng trong cải cách hành chính, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh, mang lại những kết quả tích cực như: Các hệ thống thông tin quan trọng được triển khai đồng bộ, kết nối liên thông 4 cấp; văn bản điện tử đã thay thế hoàn toàn văn bản giấy trong các cơ quan Nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định), thực hiện liên thông văn bản 3 cấp trong tỉnh qua trục dữ liệu nội tỉnh (LGSP) ở cả khối Đảng, chính quyền, đoàn thể; việc gửi/nhận, xử lý văn bản trên môi trường điện tử, hằng năm ước tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng; tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 ngày càng cao; 94/559 xã đăng ký triển khai hoàn thành CĐS; chỉ số đánh giá CĐS năm 2021 của Thanh Hóa đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố.

Hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, hộ sản xuất từng bước CĐS như: kê khai, đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử; đưa các sản phẩm, sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử và cổng kết nối cung cầu nông sản an toàn; các HTX chủ động tiếp cận chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin sản phẩm để mở rộng thị trường kinh doanh, hướng dẫn, phối hợp với các địa phương và Bưu điện tỉnh, Viettel post thu thập thông tin của 33.130 hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN); tạo tài khoản Active cho 22.889 hộ SXNN có tài khoản bán hàng/gian hàng trên sàn thương mại điện tử như Postmart.vn, Voso.vn; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh, xây dựng trở thành sản phẩm mũi nhọn để tổ chức truyền thông lan tỏa… Thương mại điện tử phát triển sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với các thị trường rộng lớn trong và ngoài nước, mở “cánh cửa” để doanh nghiệp bước chân vào các thị trường khó tính với nhiều rào cản về thủ tục pháp lý và chi phí thông qua con đường xuất khẩu trực tuyến nhờ đẩy mạnh CĐS.

Tỉnh Thanh Hóa xác định “Thực hiện mạnh mẽ CĐS tỉnh Thanh Hóa một cách toàn diện để thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới xây dựng chính phủ số, kinh tế số và xã hội số” là khâu đột phá để hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đặt ra, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2023 và những năm tiếp theo, hướng tới mục tiêu CĐS để hội nhập và phát triển vì cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đỗ Hữu Quyết

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]