(Baothanhhoa.vn) - Đối với hầu hết các tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) thì vấn đề chuyển đổi số hay số hóa trong hoạt động không còn là một sự lựa chọn mà gần như là một con đường tất yếu để duy trì, cạnh tranh và phát triển. Để tối đa hóa hiệu quả hoạt động, bao gồm mục tiêu tài chính bền vững, các tổ chức TCVM không thể đứng ngoài công cuộc chuyển đổi số. Như vậy, chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong hoạt động tài chính - ngân hàng là một chủ trương đúng đắn của Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

Chuyển đổi số mang lại cơ hội phát triển cho tiểu thương và hộ thu nhập thấp

Đối với hầu hết các tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) thì vấn đề chuyển đổi số hay số hóa trong hoạt động không còn là một sự lựa chọn mà gần như là một con đường tất yếu để duy trì, cạnh tranh và phát triển. Để tối đa hóa hiệu quả hoạt động, bao gồm mục tiêu tài chính bền vững, các tổ chức TCVM không thể đứng ngoài công cuộc chuyển đổi số. Như vậy, chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong hoạt động tài chính - ngân hàng là một chủ trương đúng đắn của Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

Chuyển đổi số mang lại cơ hội phát triển cho tiểu thương và hộ thu nhập thấpỨng dụng chuyển đổi số mang lại hiệu quả trong hoạt động Tài chính vi mô Thanh Hóa.

Theo phân tích của các chuyên gia, chuyển đổi số giúp tổ chức TCVM dễ dàng thu thập, đánh giá và phân tích dữ liệu của khách hàng. Không những vậy, gánh nặng quản lý dữ liệu cũng đươc loại trừ. Các dữ liệu của TCVM có thể thu thập, lưu trữ, truy xuất dễ dàng và có hệ thống, tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức so với phương pháp lưu trữ bằng tài liệu giấy truyền thống. Do đó, các tổ chức TCVM có thể giảm thiểu chi phí vận hành, tăng thời gian chăm sóc khách hàng, tăng thêm đóng góp cho xã hội.

Việc phát triển tổ chức TCVM là một trong những nội dung rất quan trọng của chiến lược tài chính toàn diện. Qua đó, hỗ trợ rất nhiều việc tiếp cận vốn của các đối tượng, nhất là những người yếu thế và là một giải pháp phòng, chống tín dụng đen rất hiệu quả. Do vậy, cần khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức TCVM hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, sau đại dịch COVID-19, nhiều người dân, đặc biệt là nhóm lao động tự do, công nhân, hộ gia đình nghèo có nhu cầu vay vốn rất lớn. Trong khi đó, các tổ chức TCVM lại thiếu vốn trầm trọng, khó huy động được nguồn lực để cho vay. Vì vậy, chuyển đổi số trong hoạt động TCVM ngay thời điểm này được coi là giải pháp hữu hiệu nhằm ứng dụng các công nghệ mới, giải phóng nguồn lực, tối ưu hóa chất lượng dịch vụ.

TCVM Thanh Hóa là một trong 4 tổ chức TCVM trong cả nước được cấp phép hoạt động bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hoạt động TCVM tương tự như các ngân hàng, tuy nhiên chủ yếu hỗ trợ tín dụng cho các hộ thu nhập thấp, hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp siêu nhỏ, đặc biệt là phụ nữ, tiểu thương, khởi nghiệp hoặc các cơ sở do phụ nữ làm chủ. Với phân khúc khách hàng này, TCVM Thanh Hóa đang đóng góp một phần không nhỏ trong việc giúp đưa các dịch vụ tài chính chính thức phủ rộng khắp các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, góp phần cho mục tiêu về tài chính toàn diện của Chính phủ.

Thực hiện chuyển đổi số, TCVM Thanh Hóa đã triển khai việc quản lý hệ thống thông tin bằng phần mềm quản lý, giúp đưa thông tin khách hàng, phê duyệt vốn vay/tiết kiệm trực tuyến, rút ngắn được thời gian và việc di chuyển cho cán bộ, đồng thời giảm hồ sơ, rút gọn thủ tục cho khách hàng. Khách hàng cũng có thể tìm hiểu thông tin các gói vay, sản phẩm tiết kiệm bằng cách truy nhập website www.thanhhoamfi.org.vn, qua đó gửi đăng ký vay trực tuyến. Đồng thời cập nhật các thông tin mới nhất, liên hệ với nhân viên chăm sóc khách hàng thông qua số hotline, kênh facebook, zalo, youtube của tổ chức. Đối với những khách hàng đã tham gia vay vốn và gửi tiết kiệm, có thể đăng nhập ngân hàng trực tuyến để theo dõi số dư, lịch sử giao dịch... Bên cạnh thông tin về sản phẩm tài chính, website TCVM Thanh Hóa còn cung cấp thông tin các khóa học miễn phí về quản lý tài chính cá nhân, khóa học quản lý tài chính và marketing dành cho nữ doanh nhân, giúp nâng cao kiến thức kỹ năng cho tiểu thương, hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ.

Như vậy, với các chiến dịch chuyển đổi số, TCVM Thanh Hóa đang từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ, trao cơ hội tiếp cận rộng rãi các dịch vụ tài chính chính thức cho nhóm đối tượng tiểu thương, hộ sản xuất, kinh doanh; đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, góp phần hỗ trợ tích cực tới cuộc sống của khách hàng.

Bài và ảnh: Nguyễn Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]