(Baothanhhoa.vn) - Dù đạt nhiều kết quả quan trọng, song sau hơn 2 năm nhìn lại, nhiều chỉ tiêu của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025 (gọi tắt là chương trình) đạt thấp, hoặc dự báo khó đạt kế hoạch vào năm cuối nhiệm kỳ.

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025: Chính sách nhân văn, vì người dân! (Bài 2): Những vấn đề đặt ra

Dù đạt nhiều kết quả quan trọng, song sau hơn 2 năm nhìn lại, nhiều chỉ tiêu của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025 (gọi tắt là chương trình) đạt thấp, hoặc dự báo khó đạt kế hoạch vào năm cuối nhiệm kỳ.

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025: Chính sách nhân văn, vì người dân! (Bài 2): Những vấn đề đặt raNgười dân xã Trung Lý (Mường Lát) nhận gạo hỗ trợ bảo vệ, phát triển rừng.

Nhiều chỉ tiêu khó hoàn thành

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, ngành và Nhân dân, sau hơn 2 năm thực hiện chương trình, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục chuyển biến tích cực. Các lĩnh vực giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ. Giá trị văn hóa dân tộc tiếp tục được quan tâm bảo tồn và phát huy. Hệ thống chính trị được xây dựng, củng cố và ngày càng phát triển. Trật tự an toàn xã hội, an ninh - quốc phòng được giữ vững. Trong 28 chỉ tiêu có 10 chỉ tiêu đã đạt kế hoạch. Nổi bật là các lĩnh vực văn hóa - xã hội có chuyển biến tích cực, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên. Công tác giảm nghèo được chú trọng, tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi giảm từ 19,9% xuống còn 15,19%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 20,42% xuống còn 17,07%, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 27,23% xuống còn 19,86%. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư nâng cấp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển, trong đó 100% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa; tỷ lệ trường, lớp học được xây dựng kiên cố đạt 100%...

Tuy nhiên, trong số 18 chỉ tiêu chưa hoàn thành có một số chỉ tiêu đạt thấp, dự báo khó có khả năng đạt kế hoạch. Điển hình như, thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi mới đạt 38,1 triệu đồng/năm, trong khi mục tiêu đến năm 2025 đạt 66,2 triệu đồng/người/năm. Hay tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế mới đạt 81,56%, kế hoạch đến năm 2025 là 95%...

Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn hiệu quả còn thấp, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ, nhỏ lẻ, manh mún. Tuy đã dần hình thành mô hình sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, chuỗi liên kết nhưng chưa bền vững, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn gặp khó khăn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, đất ở, đất sản xuất...

Lĩnh vực văn hóa - xã hội tuy có tiến bộ, song hệ thống thiết chế và cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu và chưa đồng bộ, nội dung hoạt động còn nghèo nàn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành y tế còn hạn chế, chính sách thu hút bác sĩ về làm việc tại trạm y tế chưa phát huy hiệu quả. Bởi trên thực tế, giai đoạn 2021-2023 chưa có bác sĩ đăng ký về xã, trong khi số lượng bác sĩ công tác tại trạm y tế ngày càng giảm do nghỉ chế độ, chuyển công tác nhưng đến nay vẫn chưa được tuyển dụng. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên ở nhiều cấp học, bậc học, nhất là giáo viên tiểu học và giáo viên các môn đặc thù.

Còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trên. Trong đó phải kể đến nguyên do khu vực miền núi có xuất phát điểm thấp, địa bàn rộng, địa hình chia cắt, độ dốc lớn, ít đất sản xuất nông nghiệp, khí hậu khắc nghiệt, lại thường xuyên chịu tác động tiêu cực của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong khi đó, bước vào đầu nhiệm kỳ này, đời sống Nhân dân miền núi còn chịu thêm hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19, khiến cuộc sống đã khó lại càng khó khăn hơn...

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025: Chính sách nhân văn, vì người dân! (Bài 2): Những vấn đề đặt raHuyện Quan Sơn mở gian hàng giới thiệu, đưa sản phẩm OCOP của người dân ra thị trường.

Cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, việc khó đạt được một số chỉ tiêu quan trọng của chương trình có một phần do công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thực sự chủ động, thiếu quyết liệt, hiệu quả thấp. Công tác phối hợp giữa các huyện, thị xã, thành phố miền xuôi, hợp tác, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giúp đỡ giảm nghèo các huyện miền núi còn hạn chế, hình thức, hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, dù Trung ương đã ban hành các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án, chính sách dân tộc, nhưng chậm ban hành văn bản hướng dẫn, chồng chéo, thiếu nhất quán, đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình.

Có một thực tế rằng, mặc dù nhiều địa phương cấp ủy, chính quyền các cấp đã vào cuộc mạnh mẽ, thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động, song cho đến nay vẫn chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ về tư duy, nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại; chưa phát huy được tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và Nhân dân... Đây không chỉ là nguyên nhân bao trùm, tác động toàn diện đến việc thực hiện mục tiêu chính của chương trình, mà còn là rào cản lớn trong hành trình phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi.

Để xóa bỏ rào cản này, trong nhiều nhiệm kỳ qua, cấp ủy, chính quyền, MTTQ ở các huyện miền núi đã vào cuộc quyết liệt, đồng bộ và có nhiều cách làm hay, thiết thực. Như tại huyện Quan Sơn, năm 2017, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020 đã ban hành Nghị quyết 07-NQ/HU về tăng cường công tác tư tưởng, nhanh chóng thay đổi tập quán canh tác, thói quen sinh hoạt lạc hậu trong Nhân dân; phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, sớm đưa Quan Sơn trở thành huyện khá. Nghị quyết đã chỉ ra 12 biểu hiện về tư tưởng lạc hậu; tập quán sản xuất và thói quen sinh hoạt lạc hậu để tập trung thay đổi, xóa bỏ. Trong đó còn tình trạng người dân có điều kiện thoát nghèo nhưng không muốn thoát nghèo để hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước; chi tiêu không hợp lý “làm ra bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu”, không tích lũy, tái đầu tư sản xuất và phòng thân; không nghiêm túc chấp hành pháp luật và thực hiện hương ước làng bản; uống rượu say, gây mất trật tự công cộng... Đến nhiệm kỳ này, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện tiếp tục ban hành Nghị quyết 04-NQ/HU, ngày 12-5-2021 về tiếp tục tăng cường công tác tư tưởng; thực hành tiết kiệm, tích lũy tài chính thông qua mô hình “sổ tiết kiệm gia đình và quỹ tài chính phát triển cộng đồng” giai đoạn 2021-2025.

Theo Bí thư Huyện ủy Quan Sơn Lương Thị Hạnh, các nghị quyết trên đã góp phần nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến mạnh mẽ, động viên Nhân dân vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững. Qua đó đã góp phần giảm dần tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, đời sống Nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, nhiều xã, thôn, bản trên địa bàn hoàn thành XDNTM. Tuy nhiên, việc xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại trong Nhân dân vẫn là việc không hề dễ, cần phải có thời gian và cần cả sự kiên trì.

Bài và ảnh: Đồng Thành

Bài cuối: Xóa dần khoảng cách hai miền ngược xuôi.

Tin liên quan:
  • Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025: Chính sách nhân văn, vì người dân! (Bài 2): Những vấn đề đặt ra
    Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa giai ...

    Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và sự đồng thuận vào cuộc của người dân, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình), đã và đang đạt được nhiều kết quả đáng mừng.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]