Các nước nói gì về sự hiện diện của Nga trong đàm phán hòa bình cho Ukraine?
Thủ tướng Đức Olaf Scholz lưu ý không thể đạt được hòa bình cho Ukraine nếu không có sự tham gia đối thoại của Nga và có thể đạt được điều này trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc.
Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham dự họp báo về Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine. (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan Al Saud cho rằng để giải quyết tình hình ở Ukraine, cần thực hiện mọi nỗ lực nhằm cải thiện đối thoại giữa Kiev và Moskva.
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine diễn ra ở Thụy Sĩ ngày 15/6, Ngoại trưởng Al Saud nhấn mạnh Saudi Arabia tin rằng điều quan trọng là cộng đồng quốc tế cần khuyến khích bất kỳ bước nào tiến tới đàm phán nghiêm túc như một phần của lộ trình hướng đến hòa bình. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự thỏa hiệp khó khăn.
Ngoại trưởng Al Saud cũng cho rằng bất kỳ cuộc đàm phán đáng tin cậy nào nhằm tìm kiếm hòa bình cho Ukraine cũng đều cần có sự tham dự của Nga.
Cũng tại hội nghị, Thủ tướng Đức Olaf Scholz lưu ý không thể đạt được hòa bình nếu không có sự tham gia đối thoại của Nga và có thể đạt được điều này trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc.
Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Charles Michel nhận định hòa bình sẽ chỉ đạt được thông qua đối thoại, do đó, Kiev phải tự quyết định khi nào họ sẵn sàng cho một bước đi như vậy.
Đồng quan điểm, Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd cho rằng nếu muốn hòa bình, đến một lúc nào đó Nga cần phải tham gia vào quá trình đàm phán.
Tổng thống Chile, ông Gabriel Boric nhận định rằng sự hiện diện của Nga có ý nghĩa then chốt trên bàn đàm phán.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đánh giá các điều kiện Nga đưa ra để giải quyết xung đột là những bước quan trọng mang lại hy vọng, trong đó có việc phát triển một chiến lược toàn diện, gồm các bước ngoại giao.
Liên quan vấn đề này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng cần tăng số lượng các nước tham gia vào quá trình thúc đẩy một kế hoạch hòa bình cho Ukraine.
Còn Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida kêu gọi tăng cường các nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được “hòa bình công bằng và lâu dài” tại Ukraine.
Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết sẽ trình bày với Nga đề xuất chấm dứt xung đột sau khi được cộng đồng quốc tế nhất trí.
Ông Zelensky đưa ra cam kết trên trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine với sự tham dự của hơn 90 quốc gia nhưng không có Nga.
Tổng thống Zelensky bày tỏ hy vọng hội nghị thượng đỉnh này sẽ đặt nền móng cho một giải pháp “công bằng và lâu dài” với Moskva. Tuy nhiên, ông không đề cập đến khả năng sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trước thềm hội nghị trên, Tổng thống Nga Putin đã đặt ra các điều kiện riêng để chấm dứt xung đột gồm kêu gọi Kiev rút quân khỏi miền Nam và miền Đông Ukraine cũng như từ bỏ tham vọng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Zelensky đã ngay lập tức bác bỏ những điều kiện này./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-14 11:11:00
Quốc gia nào sẽ thay thế Iran ở Syria?
-
2024-12-14 10:02:00
Liệu tên lửa “Oreshnik” của Nga có thay đổi quy tắc chiến tranh hạt nhân?
-
2024-06-14 11:49:00
NATO chuẩn bị cho nguy cơ xung đột quân sự với Nga?
Ngành thực phẩm châu Âu “thấp thỏm” trước khả năng Trung Quốc áp thuế trả đũa
Đằng sau quyết định đầy rủi ro của Tổng thống Pháp Macron
Bầu cử EP: Cán cân quyền lực cuối cùng vẫn chưa được xác định
Bầu cử Nghị viện châu Âu 2024: Sự trỗi dậy của cánh hữu
Hội đàm Mỹ-Pháp đề cập nhiều “vấn đề nóng”
Nga đưa tàu hải quân đến Cuba tập trận: Động thái đáp trả Mỹ?
Bị phương Tây cô lập, Nga nỗ lực gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi
Tổng thống Putin đánh giá về quan hệ Nga-Mỹ và các vấn đề đối ngoại khác
Nga đang lâm vào thế “cửa dưới” trong quan hệ với Trung Quốc?