Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai có tiếp nhận trường hợp người bệnh sử dụng sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân mua trên mạng xã hội. Sản phẩm này có chứa Sibutramin.
Hình ảnh sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân.
Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thông tin về kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia đối với sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Cục An toàn thực phẩm cho biết theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận trường hợp người bệnh sử dụng sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân mua trên mạng xã hội.
Theo kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia, sản phẩm nêu trên có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết qua tra cứu dữ liệu, Cục An toàn thực phẩm chưa cấp Giấy Tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm cho sản phẩm Detox Táo.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua và sử dụng sản phẩm nêu trên. Nếu phát hiện sản phẩm lưu thông trên thị trường đề nghị thông báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc do sử dụng sản phẩm Detox cơ thể có chứa chất cấm Sibutramine.
Bệnh nhân là P.T.H (nữ, 26 tuổi) có tiền sử giảm tiểu cầu vô căn 11 năm, đã điều trị tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương 2 năm.
Vì có nhu cầu giảm cân, chị H. mua sản phẩm có tên gọi Detox Táo về sử dụng. Trong 1 lọ sản phẩm có 2 loại viên giống thuốc màu vàng và xanh, chị uống sản phẩm trong 10 ngày có hiện tượng bị đau dây chằng, sau 2 tuần sử dụng, mắt đột ngột không nhìn thấy gì theo cơn.
Ngày 28/3, chị H. xuất hiện 2 cơn giảm thị lực, được chuyển vào Trung tâm Thần kinh của Bệnh viện Bạch Mai điều trị. Tại đây, kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy hình ảnh tổn thương lồi thể chai, chị H. được theo dõi do ngộ độc.
Khai thác tiền sử bệnh nhân, các bác sỹ được biết chị H. có uống “thuốc” giảm cân có tên Detox Táo. Xét nghiệm loại “thuốc” này phát hiện có chứa chất cấm Sibutramine. Chị H. sau đó được chuyển sang Trung tâm Chống độc của bệnh viện để tiếp tục điều trị.
Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết bệnh nhân H. mới sử dụng sản phẩm giảm cân khoảng 10 ngày đã có các biểu hiện về thần kinh, mắt, tổn thương não rất rõ ràng, nếu dùng kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Sibutramine là một loại chất đã bị cấm sử dụng trên người, vì chất này có thể gây những tổn thương ở người, gây nguy cơ đột qụy não, đau thắt, nhồi máu cơ tim.
Bệnh nhân H. mua sản phẩm này trên mạng được quảng cáo là để giảm cân và trong sản phẩm này có chất cấm Sibutramine.
Sibutramine là một loại chất đã bị cấm sử dụng trên người, vì chất này có thể gây những tổn thương ở người, gây nguy cơ đột qụy não, đau thắt, nhồi máu cơ tim.
Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên cũng cho biết thực tế đã ghi nhận nhiều sản phẩm là thực phẩm chức năng trộn những loại chất độc hại bị cấm sử dụng, hoặc trộn những chất được phép sử dụng nhưng với liều lượng không đảm bảo. Riêng tại Trung tâm Chống độc, trước đây đã tiếp nhận những trường hợp ngộ độc những loại thực phẩm chức năng có chứa chất cấm.
"Đã có trường hợp bệnh nhân hôn mê, co giật, tổn thương não và đã phải cấp cứu điều trị. Xét nghiệm những loại sản phẩm này thì có chứa chất cấm, ảnh hưởng đến sức khỏe như Sibutramine, Phenolphtalein... Thậm chí có những chất chỉ được phép có trong thuốc nhưng lại được cho vào trong thực phẩm chức năng, uống phải những chất này rất ảnh hưởng đến sức khỏe vì hoàn toàn không thể kiểm soát chất lượng và liều lượng," Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên cảnh báo.
Theo các chuyên gia y tế, Sibutramin là hoạt chất được chỉ định trong điều trị béo phì bao gồm giảm cân và duy trì cân nặng. Tuy nhiên, thuốc gây ra một số rối loạn, đặc biệt tác động nguy hiểm đến hệ tim mạch ở những người có nguy cơ cao.
Sibutramin bị FDA cấm lưu hành từ tháng 10/2010. Tại Việt Nam, ngày 8/6/2010, Cục Quản lý Dược đã ngưng cấp phép nhập khẩu Sibutramine.
Năm 2011, Cục đình chỉ lưu hành và thu hồi các thuốc chứa hoạt chất Sibutramin do có tác dụng không mong muốn. Cục cũng rút số đăng ký của tất cả thuốc có chứa hoạt chất Sibutramin. Các bệnh viện, viện có sử dụng thuốc này cũng bị Cục yêu cầu dừng ngay việc kê đơn, sử dụng thuốc.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-21 09:55:00
Tìm hiểu về vắcxin ngừa ung thư Enteromix của Nga
-
2024-12-20 19:26:00
Cục Quản lý Dược cảnh báo về thuốc chứa tân dược không được cấp phép
-
2024-04-17 17:14:00
Kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách bảo hiểm y tế trong tình hình mới
Việt Nam có Trung tâm huấn luyện cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên
Chia sẻ bí kíp teo nhỏ u tuyến giáp tránh phải mổ nhờ thảo dược
Tìm ra loại ký sinh trùng gây bệnh ngứa ở xã Vĩnh Hòa
Khai trương Góc tư vấn Ngày đầu tiên cho bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường
Hàng loạt người dân bị ngứa chưa rõ nguyên nhân
Hội nghị quốc tế về quản lý đường thở lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
Công ty TNHH Dược phẩm Hà Ngọc Châu: Đối tác tin cậy của bác sĩ và người tiêu dùng
Căng da mặt bằng chỉ vàng chất lượng tại Bệnh Viện Thẩm Mỹ Á Âu