“Bà đỡ” của hộ nghèo và đối tượng chính sách
Được ví như “bà đỡ” của những hộ nghèo và đối tượng chính sách, từ đầu năm 2024 đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách tiếp tục phát huy hiệu quả, đồng hành, tiếp sức cho hàng chục nghìn lượt hộ gia đình trên địa bàn tỉnh có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Nhiều hộ dân xã Lương Sơn (Thường Xuân) được vay vốn chính sách phát triển kinh tế hiệu quả.
Với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình giảm nghèo, các chương trình tín dụng chính sách xã hội được đánh giá là một chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, giúp hàng chục nghìn hộ nghèo được thụ hưởng chính sách và vươn lên ổn định cuộc sống.
Chị Lương Thị Liên, người dân tộc Thái, ở thôn Hợp Nhất, cho biết: Với 50 triệu đồng vốn vay ưu đãi chương trình hộ cận nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thường Xuân (NHCSXH Thường Xuân), gia đình tôi có điều kiện mua thêm trâu sinh sản và trồng rừng, từ nguồn vốn vay gia đình tôi đã có nguồn thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững.
Với 14 chương trình tín dụng chính sách ưu đãi, đến nay, tổng dư nợ tại NHCSXH Thường Xuân đạt hơn 700 tỷ đồng, tăng hơn 110 tỷ đồng so với đầu năm với gần 11.500 hộ còn vay vốn, dư nợ bình quân đạt 60,4 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn đã giúp hàng nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính đầu tư phát triển chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ và vươn lên làm giàu. Theo lịch cố định, bất kể là thứ bảy hay chủ nhật, đội ngũ cán bộ NHCSXH Thường Xuân đều có mặt tại các điểm giao dịch xã để thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi và thực hiện các giao dịch khác theo quy định, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn.
Các chương trình tín dụng chính sách xã hội thời gian qua đã được lan tỏa, phủ rộng trên khắp địa bàn tỉnh, trở thành một trong những giải pháp căn cơ, trọng điểm để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được phân bổ đến 100% thôn, khu phố các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận vốn thuận lợi và kịp thời. Các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung công việc được ủy thác, phối hợp chặt chẽ với NHCSXH, chính quyền địa phương trong việc quản lý và củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội.
Tính đến cuối tháng 10/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách toàn tỉnh đạt gần 14.600 tỷ đồng với hơn 250.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. 10 tháng năm 2024, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 8.500 lao động, trong đó hơn 500 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và hơn 252 lượt người chấp hành xong án phạt tù có việc làm; giúp gần 1.800 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng, cải tạo, nâng cấp hơn 56.000 công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; hỗ trợ mua, xây mới, sửa chữa, cải tạo 108 căn nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách, góp phần ổn định và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đầu tư tín dụng ưu đãi các Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, XDNTM và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Để góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, NHCSXH Thanh Hóa đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm từ cộng đồng dân cư, tại điểm giao dịch xã bổ sung thêm nguồn vốn vay cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác. Thực hiện nghiêm túc quy trình bình xét cho vay tại các tổ tiết kiệm và vay vốn bảo đảm công khai, minh bạch, đầy đủ thành phần tham gia họp theo quy định. Chú trọng việc giám sát trước khi cho vay bảo đảm người vay thuộc đối tượng thụ hưởng, có đủ điều kiện vay vốn, có phương án sử dụng vốn vay hiệu quả. Đồng thời, NHCSXH phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội tổ chức tập huấn cho cán bộ thực hiện công tác ủy thác, tập trung vào những chính sách tín dụng mới ban hành, đặc biệt là phương pháp kiểm tra, giám sát theo kế hoạch; nâng cao hiệu quả hoạt động tại điểm giao dịch xã, tổ tiết kiệm và vay vốn. Bên cạnh đó, tổ chức tốt hoạt động giao dịch tại xã, phường, thị trấn, vận hành tốt các cơ chế nghiệp vụ cũng như phần mềm giao dịch bảo đảm vốn vay ưu đãi đến đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả.
Bài và ảnh: Khánh Phương
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:44:00
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
-
2024-11-21 15:51:00
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
-
2024-10-27 07:00:00
Bản tin Tài chính 27/10: Xô đổ mọi “kỷ lục”, giá vàng dự báo có nhiều biến động vào tuần tới
Bá Thước khắc phục khó khăn phát triển các cụm công nghiệp
Như Thanh bảo vệ rừng gắn với phát triển rừng hiệu quả
Thạch Thành xây dựng hạ tầng kết nối giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển biến trong chống khai thác IUU
Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn: Còn nhiều khó khăn
Người dân tấp nập tham quan, mua sắm tại khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn
Thanh Hóa lọt vào Top 5 tỉnh dẫn đầu về giải ngân vốn đầu tư công
Bản tin Tài chính ngày 26/10: Vàng thế giới lại tăng, vàng trong nước tiếp tục “nóng”
Hội nghị trực tuyến về chống khai thác IUU