Cán bộ, hội viên phụ nữ cơ sở giao lưu, ký kết biên bản hợp tác tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp tại “Ngày phụ nữ sáng tạo”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực xây dựng thương hiệu nông sản an toàn thực phẩm cho hội viên

(THO) - Các cấp hội LHPN trong tỉnh đã xây dựng được 212 mô hình HTX, THT, TLK, thu hút trên 3.000 hội viên, phụ nữ tham gia. Từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 168 mô hình “Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm” gắn với phát triển các mô hình sản xuất an toàn.

Cán bộ, hội viên phụ nữ cơ sở giao lưu, ký kết biên bản hợp tác tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp tại “Ngày phụ nữ sáng tạo”.

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã nỗ lực xây dựng các mô hình HTX, tổ hợp tác (THT), tổ liên kết (TLK) sản xuất sạch, xây dựng các vùng sản xuất an toàn, đồng thời kết nối xây dựng thương hiệu sản phẩm cho hội viên.

Sản phẩm mật ong hoa nhãn, mật ong hoa rừng của HTX sản xuất mật ong Hưởng Hoa do phụ nữ làm chủ xã Thành Hưng (Thạch Thành) có tem nhãn, mã vạch sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc là cả quá trình nỗ lực phấn đấu của các thành viên và tổ chức hội. Trước đây, mật ong chỉ bảo quản được 12 tháng, năm 2018 khi thành lập HTX, các thành viên đã đầu tư máy móc, xử lý qua các công đoạn: Lọc thô, hạ thủy phần, xử lý nấm mốc, a xít trong mật và lọc siêu mịn. Sản phẩm làm ra để được tới 24 tháng, không bị giảm chất lượng, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Hiện nay, HTX sản xuất và tiêu thụ 60 tấn/năm. Chị Nguyễn Thị Hoa, thành viên HTX sản xuất mật ong Hưởng Hoa cho biết: Việc xây dựng được thương hiệu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên tiêu thụ sản phẩm ở các cửa hàng, siêu thị, người tiêu dùng tin tưởng và đặt hàng, qua đó các thành viên có cơ hội phát triển nghề tốt hơn, mang lại thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Khi được hội LHPN huyện hỗ trợ thành lập THT phụ nữ sản xuất miến gạo xã Quý Lộc (Yên Định), các thành viên trong tổ đã thay đổi tư duy tổ chức sản xuất, chú trọng đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Hiện mỗi tháng THT sản xuất và tiêu thụ khoảng 9 tấn miến gạo, thị trường tiêu thụ được mở rộng, thu nhập trung bình 4 triệu đồng/người/ tháng. Chị Vũ Thị Dung, thành viên THT phụ nữ sản xuất miến gạo xã Quý Lộc cho biết: Sản phẩm xuất ra thị trường có tem nhãn, địa chỉ và được cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm nên được nhiều người biết đến và bán hàng được nhiều hơn.

Thực hiện chủ đề năm 2018 “Phụ nữ thực hiện an toàn thực phẩm” do Hội LHPN Việt Nam phát động, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã có nhiều hoạt động truyền cảm hứng cho hội viên phụ nữ phát huy tinh thần sáng tạo, tính tự chủ trong phát triển sản xuất theo hướng xanh, sạch, bảo đảm sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. Nổi bật là Hội LHPN tỉnh tổ chức thành công 3 điểm truyền thông “Phiên chợ nói không với thực phẩm bẩn” tại các chợ trung tâm thị xã Bỉm Sơn, TP Thanh Hóa và TP Sầm Sơn để “Kết nối người sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm nông sản an toàn” và đạt giải “Giải thưởng truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức; hỗ trợ xây dựng 6 chuỗi giá trị sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua thành lập các mô hình kinh tế tập thể, gồm: HTX sản xuất rau an toàn xã Đa Lộc (Hậu Lộc); HTX sản xuất rau an toàn xã Nga Yên (Nga Sơn); HTX dịch vụ sản xuất rau an toàn công nghệ cao do phụ nữ làm chủ thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn); HTX nghề cá xã Thiệu Tâm (Thiệu Hóa); THT chăn nuôi dê bản Nà Ón, xã Trung Lý (Mường Lát) và THT phụ nữ nuôi lợn đen thôn Vịn, xã Bát Mọt (Thường Xuân).

Cùng với đó, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các cơ sở hội phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện để được hướng dẫn làm các thủ tục liên quan đến xây dựng tem nhãn, thương hiệu cho sản phẩm của hội viên; Hội LHPN tỉnh hỗ trợ chuyển giao khoa học - kỹ thuật, phương tiện... nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cho hội viên, phụ nữ. Với những cố gắng nỗ lực, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã xây dựng được 212 mô hình HTX, THT, TLK, thu hút trên 3.000 hội viên, phụ nữ tham gia. Từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 168 mô hình “Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm” gắn với phát triển các mô hình sản xuất an toàn. Qua các mô hình, nhiều hội viên, phụ nữ ở cơ sở đã mạnh dạn, năng động, sáng tạo, thay đổi tư duy tổ chức sản xuất tập trung, tạo sản phẩm hàng hóa.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, khẳng định: Trong quá trình sản xuất, các cấp hội luôn theo sát chỉ đạo, động viên, tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ phát triển mô hình và chú trọng hỗ trợ xây dựng thương hiệu, tem nhãn, có địa chỉ rõ ràng để tạo niềm tin cho khách hàng. Qua đó, giúp chị em liên kết sản xuất có hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu. Việc triển khai mô hình kinh tế an toàn đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực từ cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng khi cung cấp thông tin, kiến thức liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm; hướng dẫn phương pháp chăn nuôi, trồng trọt cũng như chế biến nông sản sạch; đăng ký nhãn mác, thương hiệu sản phẩm để tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Cùng với hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội xây dựng được gần 20 gian hàng giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn tại các cơ sở hội, tổ chức các hoạt động ngày phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp, giúp hội viên, phụ nữ kết nối thị trường tiêu thụ, nhân rộng các ý tưởng, mô hình kinh doanh khởi nghiệp, xây dựng thương hiệu thành công, góp phần sản xuất nông nghiệp bền vững hơn.


Bài và ảnh: Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]