(Baothanhhoa.vn) - Ngày 18-8-2017, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt quy mô giường bệnh và số người làm việc theo cơ chế tự chủ, nâng quy mô giường bệnh lên 1.200 giường, theo đó Bệnh viện đã chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự, tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với đề án vị trí việc làm, ký kết hợp đồng với các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế để không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn, tăng cường tự chủ về hoạt động tài chính, bảo đảm nguồn thu sự nghiệp phục vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các chế độ cho người lao động.

Thực hiện cơ chế tự chủ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa: Cơ hội để bệnh viện bứt phá

Ngày 18-8-2017, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt quy mô giường bệnh và số người làm việc theo cơ chế tự chủ, nâng quy mô giường bệnh lên 1.200 giường, theo đó Bệnh viện đã chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự, tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với đề án vị trí việc làm, ký kết hợp đồng với các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế để không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn, tăng cường tự chủ về hoạt động tài chính, bảo đảm nguồn thu sự nghiệp phục vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các chế độ cho người lao động.

Thực hiện cơ chế tự chủ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa: Cơ hội để bệnh viện bứt phá

Thực hiện cơ chế tự chủ - cơ hội để Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa bứt phá, đổi mới về quản trị cũng như thực hiện cơ chế tài chính phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho Nhân dân.

Thực hiện cơ chế tự chủ là cơ hội để bệnh viện bứt phá, đổi mới về quản trị cũng như thực hiện cơ chế tài chính phù hợp nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho Nhân dân. Theo đó, trong những năm qua Bệnh viện luôn là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các kỹ thuật cao, kỹ thuật mới.

Hiện tại Bệnh viện đã thực hiện được hầu hết các dịch vụ kỹ thuật của bệnh viện hạng 1 và nhiều kỹ thuật cao, tiên tiến của bệnh viện hạng đặc biệt như ghép thận, phẫu thuật tim hở, phẫu thuật nội soi tim mạch, lồng ngực, cột sống, khớp, can thiệp mạch vành, mạch não, nối chi thể... và nhiều dịch vụ kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng hiện đại khác. Ban lãnh đạo Bệnh viện đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện về thực hiện cơ chế tự chủ, từ đó để mỗi cá nhân, tập thể tự nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; thống nhất về nhận thức, quyết liệt trong hành động, tạo chuyển biến tích cực về thay đổi tư duy, nhận thức, hành động, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, với phương châm “lấy sự hài lòng của người bệnh là thước đo chất lượng của Bệnh viện”.

Bệnh viện đã không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu vị trí việc làm cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cả về quản lý bệnh viện, quản lý kinh tế y tế; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có; huy động các nguồn lực hợp pháp cho đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế tiên tiến để mở rộng quy mô ứng dụng các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị; đẩy mạnh phát triển cung cấp các loại hình dịch vụ y tế, các gói dịch vụ y tế theo yêu cầu có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội.

Thực hiện cơ chế tự chủ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa: Cơ hội để bệnh viện bứt phá

Bên cạnh đó, Bệnh viện đã quan tâm, chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy lãnh đạo từ Ban Giám đốc đến lãnh đạo các khoa, phòng, trung tâm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ; không ngừng cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hướng đến bệnh viện thông minh, bệnh án điện tử, bệnh viện không giấy tờ, thanh toán điện tử không dùng tiền mặt. Nhờ đó, những năm qua chất lượng chẩn đoán, điều trị không ngừng được nâng cao mang lại niềm tin và sự hài lòng cho người bệnh; cảnh quan môi trường Bệnh viện ngày càng khang trang, xanh - sạch - đẹp; phong cách, thái độ phục vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của cán bộ viên chức có bước chuyển biến tích cực, lấy người bệnh là trung tâm, sự hài lòng của người bệnh, người dân ngày càng tăng lên.

Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động tự chủ tại các bệnh viện nói chung và tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa nói riêng còn nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết tháo gỡ, đó là các quy định của pháp luật còn chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa có hướng dẫn cụ thể của cấp có thẩm quyền trong quá trình tổ chức thực hiện và giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh, làm hạn chế tính năng động, sáng tạo và hiệu quả thực hiện tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ. Chi phí tiền lương, phụ cấp thủ thuật phẫu thuật, đặc thù, ưu đãi ngành được kết cấu vào giá dịch vụ nhưng quá thấp, việc điều chỉnh giá dịch vụ theo mức lương tối thiểu và lộ trình cải cách tiền lương chưa kịp thời; nguồn thu thấp, không thể cân đối nguồn chi trả chế độ cho người lao động nếu tuyển dụng đủ chỉ tiêu nhân lực cho chăm sóc toàn diện theo quy định. Bệnh viện còn phải thực hiện cân đối nguồn chi cho số giường bệnh vượt mức kế hoạch hằng năm, chi phí chưa được tính vào cơ cấu giá dịch vụ, cân đối bổ sung nguồn thực hiện tăng lương tối thiểu và các chế độ phụ cấp khác cho người lao động. Chưa có cơ chế, chính sách và hướng dẫn cụ thể cho việc trả lương theo vị trí việc làm, dẫn đến nguy cơ “chảy máu chất xám” sang khu vực ngoài công lập. Mức độ phân cấp, ủy quyền chưa mạnh đối với công tác mua sắm tài sản công, đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng; còn nhiều thủ tục hành chính, qua nhiều bước, nhiều cấp dẫn đến hạn chế, trì trệ trong đầu tư phát triển và hạch toán kinh tế y tế, dự báo nguy cơ sụt giảm nguồn thu khi tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên, khó khăn trong tự chủ tài chính. Chính sách KCB BHYT hiện hành và thanh toán chi phí KCB BHYT liên quan đến giao dự toán chi và tổng mức thanh toán hàng năm rất bất cập, ảnh hưởng đến quyền lợi người bệnh và cơ sở y tế. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa thực sự trao quyền tự chủ trong thực hiện tự chủ về tổ chức, bộ máy, nhất là các quy định về thành lập, giải thể các tổ chức cho phù hợp với nhu cầu phát triển và tự chủ thực hiện nhiệm vụ, hạch toán kinh tế y tế.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, để Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức thực hiện một cách hiệu quả nhất cơ chế tự chủ, đẩy nhanh tốc độ phát triển toàn diện, chuyên sâu, sớm trở thành Bệnh viện tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế, là trung tâm khám, chữa bệnh chất lượng cao trong tỉnh và khu vực, góp phần cùng Ngành Y tế Thanh Hóa hướng đến mục tiêu y tế là 1 trong 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhất thiết cần phải có những giải pháp hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương và cơ sở y tế

Trao quyền tự chủ cho bệnh viện được coi là một chính sách quan trọng, là xu thế tất yếu của các bệnh viện công lập khi chuyển đổi từ cơ chế “phí’ sang cơ chế ‘giá dịch vụ y tế” trong vận hành, quản lý kinh tế y tế phù hợp với cơ chế thị trường, định hướng XHCN, với người bệnh là trung tâm, hướng đến mục tiêu xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa trở thành Bệnh viện tuyến cuối của Bộ Y tế về chuyên môn kỹ thuật, là trung tâm khám, chữa bệnh chất lượng cao trong tỉnh và khu vực, xứng đáng với danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”.

Mai Thị Dung - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa


Mai Thị Dung - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]