(Baothanhhoa.vn) - Ngày 11-4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh với 700 điểm cầu toàn quốc. Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, chủ trì hội nghị.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tập huấn trực tuyến phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh

Ngày 11-4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh với 700 điểm cầu toàn quốc. Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, chủ trì hội nghị.

Tập huấn trực tuyến phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh

Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ Trịnh Hữu Hùng, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Y tế chủ trì tại điểm cầu Thanh Hoá

Tại Thanh Hóa, Giám đốc Sở Y tế Trịnh Hữu Hùng chủ trì 18 điểm cầu Viettel tại các huyện, thị xã, thành phố với sự tham dự của các đơn vị y tế trong và ngoài công lập.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của cả hệ thống y tế thời gian qua đã căng mình chống dịch và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, Việt Nam mới thắng trận đầu, cuộc chiến chống dịch vẫn còn ở phía trước. Dịch bệnh đang chuyển sang giai đoạn mới phức tạp, khó lường, đòi hỏi mỗi cán bộ y tế tuyệt đối không được chủ quan, phải tích cực hơn trong phòng chống dịch bệnh, nhất là đối với công tác điều trị bệnh.

Nhận định, dịch bệnh COVID-19 rất dễ lây, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng, trong lịch sử loài người chưa bao giờ thấy một dịch bệnh nào có mức độ tấn công ghê gớm như COVID- 19. Chỉ trong vòng mấy tháng, dịch bệnh này đã lây lan ra hầu hết các nước vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngày 10-4 đã ghi nhận Việt Nam là một trong số 2 quốc gia, vùng lãnh thổ không có trường hợp COVID-19 tử vong dù đã có những ca bệnh nặng. Đó là niềm tự hào của chúng ta nhưng tình hình diễn biến dịch bệnh hiện nay, không thể nói trước điều gì. Việt Nam từ thời điểm xuất hiện dịch bệnh đến nay đều thống nhất một quan điểm, đó là bệnh nhân được phát hiện ở đâu thì điều trị ngay tại đó. Do đó, các cơ sở điều trị phải thường xuyên tập huấn, nâng cao kỹ năng điều trị và chăm sóc bệnh nhân theo đúng phương châm “4 tại chỗ”.

Tập huấn trực tuyến phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị cả hệ thống y tế tiếp tục tăng cường tập huấn nâng cao kỹ năng chăm sóc và điều trị bệnh nhân, bởi COVID-19 rất dễ lây và khó điều trị.

Tất cả các cơ sở y tế phải chủ động chuẩn bị tình huống dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Đây là bệnh chưa có thuốc điều trị khỏi ngay lập tức nhưng phác đồ điều trị được Bộ Y tế cập nhật liên tục.Các cơ sở y tế là nơi dễ bị virus tấn công nhất, nguy cơ xảy ra lây nhiễm cao. Nếu xảy ra 1 trường hợp lây nhiễm sẽ phải phong tỏa cả cơ sở.

Do đó, các cơ sở y tế cần tăng cường dự phòng lây nhiễm chéo trong bệnh viện, trong cán bộ viên chức với nhau và người bệnh với người bệnh. Cần nghiêm khắc trong việc thực hiện các quy trình sàng lọc, quy trình khám chữa bệnh, quy trình cách ly và các quy định của Bộ Y tế. Chuẩn bị tốt các kịch bản cần thiết khi có nhiều bệnh nhân, nhất là công tác cách ly điều trị, không được chủ quan lơ là. Các cơ sở phải chủ động trang thiết bị y tế, máy thở, đồng thời tăng cường tập huấn trau dồi các kỹ năng, kiến thức trong trong sử dụng các thiết bị, máy móc một cách nhanh nhạy, hiệu quả nhất. Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác thanh, kiểm tra các cơ sở y tế công lập, ngoài công lập và xử lý các trường hợp vi phạm.

Tại hội nghị tập huấn, các chuyên gia đã phân tích về phác đồ điều trị COVID-19 hiện nay Việt Nam đang áp dụng và luôn cập nhật với phác đồ của thế giới. Theo đó 80,9% bệnh nhân mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ, chỉ cần điều trị thông thường là có thể khỏi; 15,3% bệnh nhân mắc có biến chứng nặng và gần 6% có biến chứng vì vậy các cơ sở y tế tuyến địa phương luôn phải sẵn sàng và thường xuyên nâng cao năng lực về điều trị để thu dung các bệnh nhân mắc khi dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Bộ Y tế đã nâng cấp phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 lên một cấp độ mới vì nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện rất cao. Theo đó, những người đến khám tại bệnh viện đều được coi là F1 có khả năng truyền bệnh, từ đó có thể phòng ngừa dịch bệnh xâm nhập.

Đồng thời, các chuyên gia cũng truyền đạt một số chuyên đề trọng tâm trong công tác quản lý điều trị COVID-19 tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Trong đó chú trọng trao đổi, chia sẻ một số quan điểm trong việc sử dụng các phác đồ điều trị đối với bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2. Hướng dẫn cách phân tuyến điều trị trong hệ thống y tế, quy trình tiếp đón, sàng lọc bệnh nhân, dự phòng lây nhiễm tại các cơ sở y tế, thực hiện đúng nguyên tắc 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Các chuyên gia cũng đã hướng dẫn các cơ sở y tế xây dựng kịch bản, phương án cách ly, sẵn sàng nhân lực để chủ động đối phó khi xuất hiện ca nhiễm; hướng dẫn các bệnh viện tuyến huyện một số kỹ năng sử dụng máy trợ thở, máy thở xâm nhập; hướng dẫn đánh giá kết quả xét nghiệm và thực hiện ở những phòng xét nghiệm được Bộ Y tế cấp phép.

Tại hội nghị, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên phải nắm bắt được phác đồ điều trị để có thể thu dung các bệnh nhân mắc COVID-19 khi dịch bệnh xảy ra trên diện rộng.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]