(Baothanhhoa.vn) - Mặc dù nền y học ngày càng phát triển với việc ứng dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ trong công tác khám và chữa bệnh, nhưng y học cổ truyền vẫn đóng vai trò quan trọng, nhất là trong phối hợp với tây y để điều trị cho người bệnh. Nhằm kế thừa và phát huy tinh hoa y học cổ truyền dân tộc, đặc biệt là giữ gìn, phát huy các bài thuốc quý, những năm qua, Hội Đông y tỉnh Thanh Hóa luôn tích cực tham gia công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội Đông y tỉnh Thanh Hóa phát triển y dược cổ truyền trong khám, chữa bệnh

Mặc dù nền y học ngày càng phát triển với việc ứng dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ trong công tác khám và chữa bệnh, nhưng y học cổ truyền vẫn đóng vai trò quan trọng, nhất là trong phối hợp với tây y để điều trị cho người bệnh. Nhằm kế thừa và phát huy tinh hoa y học cổ truyền dân tộc, đặc biệt là giữ gìn, phát huy các bài thuốc quý, những năm qua, Hội Đông y tỉnh Thanh Hóa luôn tích cực tham gia công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Hội Đông y tỉnh Thanh Hóa phát triển y dược cổ truyền trong khám, chữa bệnhTrạm Y tế xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) chủ động trồng và nhân giống nhiều loại dược liệu để phát triển vườn thuốc nam, bảo tồn những cây thuốc quý.

Thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”, Hội Đông y tỉnh đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung cơ bản của chỉ thị tới cán bộ, hội viên; phối hợp với các huyện mở được các lớp học tại Tỉnh hội và hội cơ sở để nâng cao trình độ chuyên môn cho hàng trăm người có nhu cầu làm nghề y học cổ truyền. Hầu hết các ban chấp hành hội đông y huyện, thị đều có cán bộ chủ chốt của ngành y tế tham gia. Vì thế, hàng năm, Hội Đông y tỉnh đã phối hợp với ngành y tế thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, tuyên truyền về vệ sinh môi trường, kế hoạch hóa gia đình, quản lý hành nghề chuyên môn. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị khám, chữa bệnh của các phòng chẩn trị trong tỉnh cũng từng bước được đầu tư, bổ sung, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân. Ngoài phòng chẩn trị đóng tại tỉnh hội, hầu hết các hội đông y trong tỉnh đều có phòng chẩn trị để vừa khám, chữa bệnh phục vụ Nhân dân, vừa ứng dụng, kế thừa bài thuốc hay, cây thuốc quý cổ truyền.

Tại huyện Như Xuân, Hội Đông y huyện thường xuyên phối hợp với phòng y tế, trung tâm y tế huyện và các cơ quan có liên quan làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm và tuyên truyền, phổ biến cho Nhân dân trong huyện biết và sử dụng các loại cây, con, chậu cây gia đình làm thuốc. Số người bệnh được khám chữa bệnh ngày càng tăng, các hội viên là thầy thuốc nam y đã góp phần tích cực vào các phương pháp chữa bệnh mạn tính như phục hồi các di chứng do tai biến mạch máu não, bệnh gan mật, bệnh tiết niệu sinh dục, xương khớp... Hội Đông y huyện đã quy hoạch 3 xã trồng bảo tồn 10 ha dược liệu để cung cấp tại địa phương, đồng thời để bảo tồn nguồn dược liệu quý hiếm như: huyết đằng, cây mật gấu, cây cà gai leo...

Với tinh thần ở đâu có hội viên đông y ở đó có các cơ sở phòng chẩn trị phục vụ Nhân dân, hiện nay, hầu hết các phòng chẩn trị đông y hoạt động có hiệu quả. Các lương y luôn nêu cao tinh thần “lương y như từ mẫu”, gần gũi, giúp đỡ người bệnh, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, người lao động có thu nhập thấp; sử dụng dược liệu sạch, chất lượng cao, an toàn, không để xảy ra tai biến trong điều trị bệnh. Đồng thời duy trì và nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh cho Nhân dân bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp với các thủ thuật không dùng thuốc để giảm chi phí cho người bệnh nhưng vẫn đạt kết quả cao trong điều trị như: xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, xông hơi và ngâm thuốc... Cùng với hoạt động khám, chữa bệnh, hội đông y nhiều nơi trong tỉnh còn phát động sâu rộng phong trào trồng và sử dụng thuốc nam. Hội đã tích cực phổ biến những kinh nghiệm chữa bệnh bằng thuốc nam, cách lựa chọn cây, con vừa làm thực phẩm, vừa làm thuốc, phòng chống được bệnh tật. Đến nay, trong dân cư, nhiều hộ gia đình đã trồng cây thuốc không chỉ vì mục đích chữa bệnh, mà còn làm hàng hóa mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Cùng với đó, nhiều hội viên còn học thêm nghề châm cứu, day bấm huyệt để vừa chữa bệnh cho Nhân dân bằng cây thuốc quý, vừa kết hợp với y thuật để nâng cao chất lượng điều trị bệnh.

Bà Lê Thị Chinh, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Thanh Hóa cho biết: Phát huy những kết quả đạt được, Hội Đông y tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức hội từ tỉnh đến cơ sở, phối hợp với ngành y tế đẩy mạnh công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân bằng y dược cổ truyền, quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho lương y, cán bộ y dược học cổ truyền tuyến xã, phường, tiếp tục kế thừa, sưu tầm, phát triển và phổ biến rộng rãi các bài thuốc hay, cây thuốc quý cho Nhân dân, theo nội dung Chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư về phát triển nền đông y và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới..., góp phần phát triển nền y học cổ truyền tương xứng với vai trò và tiềm năng.

Bài và ảnh: Hà Bắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]