(Baothanhhoa.vn) - Để đạt được mục tiêu đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân của cả nước; với các chỉ tiêu cơ bản như: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 11% trở lên, GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 5.200 USD trở lên, số doanh nghiệp thành lập mới 5 năm đạt 15.000 doanh nghiệp, đến hết năm 2025 có 17 huyện, thị xã, thành phố, 88% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 25% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 8% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, tỷ lệ xã, phường, thị trấn, cơ quan đạt tiêu chí kiểu mẫu năm 2025 đạt 20% trở lên... Tỉnh Thanh Hóa phải có quyết tâm  cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế và mọi tầng lớp Nhân dân thực hiện 6 chương trình trọng tâm, 3 khâu đột phá; xây dựng 4 trung tâm động l

Những yêu cầu đặt ra cho chính quyền cấp xã trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Để đạt được mục tiêu đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân của cả nước; với các chỉ tiêu cơ bản như: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 11% trở lên, GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 5.200 USD trở lên, số doanh nghiệp thành lập mới 5 năm đạt 15.000 doanh nghiệp, đến hết năm 2025 có 17 huyện, thị xã, thành phố, 88% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 25% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 8% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, tỷ lệ xã, phường, thị trấn, cơ quan đạt tiêu chí kiểu mẫu năm 2025 đạt 20% trở lên... Tỉnh Thanh Hóa phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế và mọi tầng lớp Nhân dân thực hiện 6 chương trình trọng tâm, 3 khâu đột phá; xây dựng 4 trung tâm động lực kinh tế, 5 trụ cột tăng trưởng kinh tế, 6 hành lang phát triển kinh tế. Trong đó, chính quyền cấp xã với tư cách là cấp chính quyền gần dân nhất, có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức thực hiện mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn hiện nay, đang đặt ra cho chính quyền cấp xã một số yêu cầu chủ yếu cần phải tập trung giải quyết tốt, bao gồm:

Những yêu cầu đặt ra cho chính quyền cấp xã trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa hiện nayCác học viên tham gia lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ địa phương xã Yên Lâm (Yên Định).

Một là, tập trung thực hiện tốt các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.

Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, của các địa phương về công tác phòng, chống dịch, trước hết là dịch COVID-19 theo nguyên tắc “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đảm bảo vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Bám sát nghị quyết đại hội đảng bộ cấp huyện, đại hội đảng cấp bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025 để xây dựng kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội hằng năm phù hợp với thực tiễn và lộ trình kiểm soát dịch bệnh, chăm lo tốt đời sống của Nhân dân.

Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách do cấp tỉnh, cấp huyện ban hành để sớm cụ thể hóa, đưa Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và nghị quyết đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2020-2025 vào cuộc sống. Trong đó, chú trọng phát huy vai trò nòng cốt của chính quyền cấp xã trong xây dựng kế hoạch, tổ chức xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và xây dựng xã, phường, thị trấn kiểu mẫu. Đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, xây dựng các đô thị thông minh. Tiếp tục lãnh đạo, triển khai thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung tích tụ ruộng đất, thu hút doanh nghiệp liên kết với HTX và hộ nông dân để sản xuất hàng hóa quy mô lớn, xây dựng chuỗi giá trị, sản phẩm giá trị gia tăng cao. Phát huy vai trò của các doanh nghiệp, HTX trong xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, góp phần khai thác các tiềm năng, thế mạnh về các sản phẩm đặc trưng, đặc sản của các địa phương, cơ sở. Đồng thời coi trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp để khai thác tốt các lợi thế của địa phương, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống Nhân dân.

Hai là, chú trọng phát triển các loại hình doanh nghiệp, HTX để khai thác và phát huy các tiềm năng và nguồn lực ở địa phương, cơ sở.

Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, phát triển mạnh mẽ các chương trình khởi nghiệp, đưa tinh thần khởi nghiệp đến với người dân, các hộ kinh doanh; tuyên truyền các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tập thể, HTX; tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thành lập HTX trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Cùng với đó phải đặc biệt quan tâm công tác hỗ trợ đăng ký thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, HTX như: hỗ trợ hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp, thành lập HTX; các điều kiện gia nhập thị trường; hỗ trợ tư vấn chính sách thuế, chế độ kế toán; hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp và HTX trên địa bàn... Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý tồn tại theo thẩm quyền liên quan đến hoạt động của các tổ chức kinh tế, HTX trên địa bàn.

Ba là, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tạo đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Tiếp tục huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tạo đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại gắn với xây dựng NTM, NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu.

Phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong tập hợp, vận động các nguồn lực cho phát triển hạ tầng ở cơ sở. Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền gắn với kết quả tổ chức triển khai thực hiện ở địa phương trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất “sạch” đáp ứng yêu cầu huy động các nguồn lực với nhiều phương thức phù hợp tham gia phát triển kết cấu hạ tầng ở cơ sở. Làm tốt công tác quy hoạch trên cơ sở quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Công tác quản lý, triển khai thực hiện cần bám sát quy hoạch, qua đó khai thác, sử dụng các nguồn lực huy động được, đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội ở cơ sở một cách có hiệu quả cao nhất.

Trên cơ sở thực tiễn và học tập kinh nghiệm hay của các địa phương khác, xây dựng được các mô hình huy động nguồn lực phù hợp gắn với sự tham gia hiệu quả của một số doanh nghiệp chủ lực địa phương có nguồn lực và tâm huyết, đặc biệt là đầu tư các trục giao thông tạo động lực, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, mô hình đô thị thông minh mang tính chất đột phá, lan tỏa ở các địa phương, cơ sở.

Bốn là, nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh theo hướng thông thoáng, hấp dẫn.

Tiếp tục triển khai thực hiện cải cách hành chính theo yêu cầu của tỉnh, của các huyện, thị, thành phố, đảm bảo thuận lợi nhất cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận các nguồn lực đất đai, tài chính, nhân lực trên địa bàn. Tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; quan tâm công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo. Trọng tâm là tập trung rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, mẫu hóa các thành phần hồ sơ, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo thuận lợi nhất cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận các nguồn lực đất đai, tài chính, nhân lực; thực hiện nghiêm túc quy định “4 tăng, 2 giảm, 3 không” trong giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để tạo thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh ngay từ cơ sở; phát hiện, xử lý nghiêm cán bộ, công chức gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.

Năm là, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái ở cơ sở.

Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phát triển văn hóa cơ sở và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch ở các xã, phường, thị trấn. Bảo tồn, giữ gìn văn hóa đặc trưng của các dân tộc, của các địa phương và phát huy sự đa dạng, phong phú về các giá trị văn hóa ở nông thôn, làm cơ sở để nhân rộng các mô hình du lịch trải nghiệm, du lịch văn hóa, di sản... Trên cơ sở đó, có các biện pháp để không ngừng phát triển số lượng, tăng cường nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, thôn, bản văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa NTM.

Quan tâm xây dựng xã hội học tập ở cơ sở, thông qua xây dựng kế hoạch, đề án đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng; đặc biệt việc xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã là việc làm quan trọng và cần thiết. Chú trọng nâng cao hiệu quả của y tế cộng đồng cấp xã đảm bảo hiệu quả phòng chống bệnh lây nhiễm và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.

Bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan nông thôn, đô thị xanh - sạch - đẹp và an toàn. Thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư các khu xử lý rác tập trung, đồng thời, khuyến khích phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ, cấp thôn trong cộng đồng dân cư; đẩy mạnh xử lý môi trường ở những nơi gây ô nhiễm nghiêm trọng. Triển khai hiệu quả, đồng bộ các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn nông thôn; xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”; chỉnh trang xã, phường, thị trấn theo hướng văn minh, xanh, sạch, đẹp và hiện đại. Nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chuẩn theo hệ thống tập trung; khuyến khích các mô hình đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch tập trung theo hình thức xã hội hóa.

Tóm lại, trên cơ sở Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành các chương trình trọng tâm, các khâu đột phá, các chính sách khuyến khích phát triển khoa học - công nghệ, phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích phát triển giao thông... cùng với đó là Nghị quyết số 37 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa, đã góp phần hoàn thiện thể chế, tạo đòn bẩy cho tỉnh Thanh Hóa đột phá, phát triển. Để sớm đạt được mục tiêu trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước, trở thành một cực tăng trưởng, việc phát huy vai trò chính quyền cấp xã có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ những yêu cầu đang đặt ra cần tập trung giải quyết, với sự năng động, sáng tạo, quyết tâm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì sự phát triển của tỉnh.

Thịnh Văn Khoa

Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]