(Baothanhhoa.vn) - Bám sát các nguyên tắc: lý luận gắn liền với thực tiễn; kiên định và đổi mới; kế thừa và phát triển, bài viết “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ” của GS. TS Nguyễn Phú Trọng,Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện thái độ mẫu mực, công phu trong nghiên cứú với tầm vóc trí tuệ, tư duy lý luận sắc bén và phương pháp luận giải khoa học, phân tích, so sánh, khái quát hóa thành tư tưởng, lý luận của Đảng ta, định hướng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn, cốt lõi hơn trong nhận thức về mô hình CNXH và chỉ dẫn rõ nét hơn về con đường, cụ thể hơn về cách thức xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay.

Góp phần bồi đắp niềm tin, kiên định con đường đi lên CNXH ở Việt Nam

Bám sát các nguyên tắc: lý luận gắn liền với thực tiễn; kiên định và đổi mới; kế thừa và phát triển, bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của GS. TS Nguyễn Phú Trọng,Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện thái độ mẫu mực, công phu trong nghiên cứú với tầm vóc trí tuệ, tư duy lý luận sắc bén và phương pháp luận giải khoa học, phân tích, so sánh, khái quát hóa thành tư tưởng, lý luận của Đảng ta, định hướng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn, cốt lõi hơn trong nhận thức về mô hình CNXH và chỉ dẫn rõ nét hơn về con đường, cụ thể hơn về cách thức xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay.

Góp phần bồi đắp niềm tin, kiên định con đường đi lên CNXH ở Việt Nam

Khoa Lý luận cơ sở (Trường Chính trị tỉnh) tổ chức Tọa đàm khoa học về bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Điểm nổi bật, giá trị cốt lõi trong mô hình CNXH mà Tổng Bí thư đề cập là phát triển xã hội “5 cần”. Khẳng định 5 giá trị đó vừa thể hiện sự kiên định mục tiêu mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn vừa phản ánh chân thực nhu cầu, nguyện vọng của dân tộc ta, Nhân dân ta. 5 giá trị đó thể hiện: 1) vừa bao quát, toàn diện vừa cụ thể về một xã hội phát triển thực sự về con người. Coi phát triển con người vừa là mục tiêu, động lực, được đặt ở vị trí trên hết, trước hết trong mối quan hệ với việc phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Một xã hội lấy sự yêu thương con người (nhân ái), đoàn kết, tương trợ…là nền tảng của sự phát triển; 2) vừa khẳng định trách nhiệm hiện tại vừa thể hiện khát vọng tương lai; 3) vừa thể hiện quyết tâm xây: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người… Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội… Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn…Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai… Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân, do Nhân dân và phục vụ lợi ích của Nhân dân”, vừa thể hiện quyết liệt chống “chứ không phải phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người… chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội… chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm… chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường…chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”.(1) Tiếp đó, Tổng Bí thư khẳng định: “quá độ lên CNXH là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội” và “xây dựng CNXH là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, dễ dàng. Ðây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội(2).

Nghiên cứu bài viết của Tổng Bí thư trong thời điểm Đảng ta đang tổ chức triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng càng giúp chúng ta hiểu sâu sắc thêm nhận thức mới, quan điểm chỉ đạo, phát triển, các khâu đột phá chiến lược… mà Đại hội XIII đã quyết nghị. Đồng thời là luận cứ khoa học và thực tiễn quan trọng để thôi thúc để Đảng ta tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ. Suy cho cùng “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” (3), “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” (4). Bởi vậy, sự nghiệp sáng tạo vĩ đại của chúng ta có thành công hay không phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ phải giàu có khát vọng cống hiến, có tinh thần “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung(5), lấy hiệu quả phục vụ, hạnh phúc của Nhân dân và sự phát triển thịnh vượng của quê hương, đất nước làm mục tiêu phấn đấu. Để xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ đòi hỏi phải thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, thường xuyên và hiệu quả các khâu trong công tác cán bộ. Trong đó, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là khâu quan trọng.

Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng CNXH, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được đổi mới theo hướng bám sát định hướng của trung ương, của tỉnh; gắn liền với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, sự phát triển của các địa phương và hướng mạnh về cơ sở.Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải dựa trên cơ sở quy hoạch và gắn liền với sử dụng cán bộ. Theo đó, nhà trường phải chuyển mạnh từ dạy/học kiến thức là chủ yếu sang phát triển phẩm chất và năng lực; chuyển mạnh từ dạy cái thầy có sang những vấn đề thực tiễn cần, Nhân dân cần, đội ngũ cán bộ cần. Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng phải gắn liền với nghiên cứu, tổng kết, lấy nghiên cứu tổng kết làm cơ sở đổi mới và lấy thực tiễn là bài sát hạch giá trị nhất về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Trong thời điểm cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh đang tập trung nghiên cứu, biên soạn giáo án theo chương trình đào tạo, bồi dưỡng mới do Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành, cùng với các quan điểm mới trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, bài viết giàu giá trị lý luận và thực tiễn của Tổng Bí thư là cẩm nang quan trọng, là tài liệu quý để cán bộ, giảng viên nhà trường nghiên cứu hệ thống, toàn diện, rõ hơn về lý luận, sát với đối tượng, phù hợp với thực tiễn cập nhật vào giảng dạy. Thực hiện tốt vị trí, vai trò là chủ và làm chủ trong định hướng tổ chức, quản lý nâng cao chất lượng dạy - học, quyết liệt đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng: tăng chủ động, tăng trao đổi, tăng xử lý tình huống, góp phần nâng cao nhận thức, bồi đắp niềm tin cho cán bộ, đảng viên, học viên vững tin vào sự nghiệp đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Đồng thời, phát triển tư duy khoa học, trình độ lý luận chính trị, có đủ năng lực nhận diện, nắm bắt được bản chất, quy luật của sự vận động, phát triển của xã hội. Nỗ lực hoàn thiện phương pháp luận khoa học, kỹ năng xử trí tình huống, xây dựng tác phong làm việc đúng pháp luật, khoa học, không chủ quan duy ý chí, không nóng vội, chú trọng hiệu quả thực tế, coi trọng nghiên cứu và tổng kết thực tiễn, sâu sát quần chúng, gắn bó mật thiết với Nhân dân.

Trong thời điểm các cấp ủy đảng, chính quyền đang tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, những luận giải trong bài viết của Tổng Bí thư là cẩm nang quan trọng vừa định hướng về nhận thức vừa là “kim chỉ nam” chỉ dẫn mọi hoạt động thực tiễn của cấp ủy, chính quyền, tiếp thêm động lực, khí thế với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, huy động tối đa mọi nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Đồng hành với cấp ủy, chính quyền, với cán bộ, đảng viên và học viên, với phương châm: sâu địa bàn, sát lĩnh vực, phát hiện kịp thời, tư vấn giải pháp và thông qua mô hình nghiên cứu - bồi dưỡng - tư vấn - tổng kết, cán bộ, giảng viên trường Chính trị tỉnh tập trung nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn, tư vấn giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, quản lý của chính quyền, trách nhiệm thực thi công vụ, tác phong công tác cho đội ngũ cán bộ cơ sở; tư vấn xây dựng chương trình hành động, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường… trong xu hướng hội nhập quốc tế, đô thị hóa, biến đổi khí hậu…đặc biệt là tập trung nghiên cứu cụ thể hóa cơ chế vận hành: cấp ủy lãnh đạo, chính quyền quản lý, Nhân dân làm chủ; cơ chế phối hợp, quy trình cách thức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi công vụ và phục vụ Nhân dân.

Trong thời điểm toàn Đảng, toàn dân đang phải nỗ lực vượt qua khó khăn “chống dịch như chống giặc” hoàn thành mục tiêu kép vừa tập trung phát triển kinh tế - xã hội vừa huy động các nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19 có hiệu quả… bài viết của Tổng Bí thư như lời hiệu triệu, cổ vũ, thúc giục nhà nhà thi đua, người người thi đua, ngành ngành thi đua, phát huy tinh thần nhân ái, đoàn kết, tương trợ, chung sức, đồng lòng thực hiện thành công sự nghiệp sáng tạo vĩ đại - kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất - xã hội XHCN. Đồng hành cùng phong trào thi đua của cả nước và của tỉnh, mỗi cán bộ, giảng viên, học viên trường Chính trị tỉnh thi đua nghiên cứu tốt, tham mưu tốt, dạy - học tốt, tư vấn tốt, cùng khơi dậy khát vọng vươn lên: chung xây môi trường đáng sống, sự nghiệp đáng yêu, quan hệ đáng thân, tương lai đáng tin, cuộc đời đáng công hiến, lấy hiệu quả phục vụ, thành công và hạnh phúc của học viên, tín nhiệm của đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh làm mục tiêu phấn đấu, xây dựng trường Chính trị trở thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn đạt chuẩn đầu tiên trong hệ thống các trường chính trị cấp tỉnh, góp phần xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.

Lương Trọng Thành

Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh

-------------

1,2:https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-nghia-xa-hoi-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-646305/

3, 4. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, t.5, tr.309, 313, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật.

5 . Đảng Công sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQGST, tập 1. tr.187.


Lương Trọng Thành

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]