(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, cán bộ và Nhân dân các dân tộc xã Cát Tân (Như Xuân) đã chung sức, đồng lòng, vượt qua khó khăn xây dựng thành công xã nông thôn mới (NTM).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã Cát Tân nỗ lực đạt chuẩn nông thôn mới

Trong những năm qua, cán bộ và Nhân dân các dân tộc xã Cát Tân (Như Xuân) đã chung sức, đồng lòng, vượt qua khó khăn xây dựng thành công xã nông thôn mới (NTM).

Xã Cát Tân nỗ lực đạt chuẩn nông thôn mới

Diện mạo nông thôn mới của xã Cát Tân.

Là xã miền núi, xuất phát điểm thấp, đời sống của Nhân dân còn khó khăn. Trước thực tế ấy, khi bước vào xây dựng NTM, xã Cát Tân đã thành lập ban chỉ đạo, tiến hành khảo sát lập quy hoạch và lấy ý kiến của Nhân dân. Đồng thời, ban hành nghị quyết, kế hoạch, phương án thực hiện các tiêu chí NTM phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. Cùng với đó, xã đã tập trung công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong xây dựng NTM. Qua đó, người dân đã tích cực tham gia hiến đất, hoa màu; đóng góp tiền, ngày công lao động, xây dựng hệ thống thủy lợi, đường giao thông,...

Xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là yếu tố quan trọng, xã Cát Tân đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình. Từ năm 2015 đến năm 2021, toàn xã đã chuyển đổi được hơn 150 ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Tiêu biểu là mô hình trồng cam, bưởi trên nền đất dốc ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của HTX sản xuất nông nghiệp Thành Công, thôn Cát Xuân, với quy mô 5 ha, cho thu nhập hàng năm đạt hơn 1 tỷ đồng...

Nhằm phát huy lợi thế của địa phương, năm 2021 xã đã triển khai thực hiện Đề án “Khôi phục và phát triển vùng chè truyền thống”, theo đó đã trồng mới, trồng lại được hơn 40 ha chè; đồng thời tích cực hướng dẫn, vận động Nhân dân phát triển chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại và hình thành được 2 trang trại chăn nuôi, 4 gia trại chăn nuôi gà (với quy mô 1.500 - 2.500 con/lứa, diện tích mỗi gia trại khoảng 3.000m2) cho doanh thu hơn 6 tỷ đồng/năm. Trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, xã thành lập được 35 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, 2 HTX dịch vụ nông lâm nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, tạo việc làm ổn định cho 250 - 350 lao động, với mức thu nhập đạt từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Hoạt động dịch vụ thương mại phát triển đa dạng, có 31 phương tiện vận tải, 9 máy múc đất, 12 xe chở khách phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân. Năm 2021, tỷ lệ người dân có việc làm đạt 96%, thu nhập bình quân đầu người đạt 46,55 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,83%. Trong 10 năm (2011-2021) thực hiện xây dựng NTM, xã Cát Tân đã huy động được 173,347 tỷ đồng; cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng khang trang; nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao được hình thành, đáp ứng yêu cầu các tiêu chí xây dựng NTM. Bà Hoàng Thị Lương, Chủ tịch UBND xã Cát Tân, cho biết: Trong quá xây dựng NTM, địa phương đã chủ động tổ chức thực hiện các tiêu chí, không thụ động trông chờ, ỷ lại nguồn vốn của Nhà nước. Vì điều kiện kinh tế địa phương còn hạn chế nên xác định tiêu chí nào dễ làm trước, khó làm sau, vận dụng mọi nguồn lực sẵn có, nhất là nguồn lực trong Nhân dân để đầu tư hoàn thiện các tiêu chí. Mặc dù, với điểm xuất phát thấp, được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện và sự đồng thuận của Nhân dân đã giúp xã Cát Tân hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM theo lộ trình đề ra. Vừa qua, Đoàn thẩm định xã đạt chuẩn NTM tỉnh đã tổ chức thẩm định, bỏ phiếu thống nhất xã Cát Tân hoàn thành 19/19 tiêu chí, đủ điều kiện để trình Chủ tịch UBND tỉnh xét công nhận đạt chuẩn NTM năm 2021.

Trong thời gian tới, xã tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia xây dựng, duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, góp phần hoàn thành lộ trình, kế hoạch thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Để hoàn thành mục tiêu này, xã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tích tụ, tập trung đất đai sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng thương hiệu sản phẩm từ nông, lâm nghiệp. Phấn đấu năm 2022 có 1 sản phẩm OCOP là “Chè hữu cơ Cát Tân”; tìm kiếm thị trường, đấu mối, liên kết với doanh nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực; tiếp tục vận động Nhân dân hiến đất mở các tuyến đường giao thông nông thôn, tạo quỹ đất trồng cây xanh, cải tạo cảnh quan hai bên tuyến đường liên thôn, liên xã...

Bài và ảnh: Lê Hợi


Bài và ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]