(Baothanhhoa.vn) - Di tích thuộc loại hình di sản văn hóa vật thể - một yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của cộng đồng dân tộc. Do đó, thời gian qua, huyện Triệu Sơn luôn quan tâm đến công tác bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị các di tích. Từ đó, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

Huyện Triệu Sơn quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị các di tích

Di tích thuộc loại hình di sản văn hóa vật thể - một yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của cộng đồng dân tộc. Do đó, thời gian qua, huyện Triệu Sơn luôn quan tâm đến công tác bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị các di tích. Từ đó, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

Huyện Triệu Sơn quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị các di tíchDi tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đình Tam Lạc, xã Xuân Thọ.

Đình Tam Lạc (tên gọi khác là đình Tám Mái thuộc thôn 2, xã Xuân Thọ) là một trong những ngôi đình còn nguyên kiến trúc ban đầu, mang nhiều dấu ấn về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật kiến trúc. Đặt chân vào khuôn viên đình, chúng ta như bước chân vào không gian của văn hóa người Việt xưa, đơn giản, mộc mạc mà rất gần gũi, quen thuộc với hình ảnh cây đa rợp bóng mái đình. Đình có kiến trúc vuông đều 4 mặt, quay theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi mặt rộng 15m. Đình có hai tầng, mỗi tầng 4 mái, vì vậy nó còn có tên là đình Tám Mái. Trụ đỡ bằng 36 cột gỗ lim lớn và 6 vì kèo bằng gỗ được khớp nối với nhau theo kiểu chồng rường kẻ bảy. Mái đình được thiết kế theo kiểu mái đình, chùa truyền thống với hai lớp ngói, bốn góc mái vươn dài, uốn cong, bên trên đắp hình rồng uốn lượn, đầu rồng là các chóp góc của mái đình tạo nên sự mềm mại, hài hòa.

Theo các tài liệu lịch sử, đình Tam Lạc được xây dựng khoảng năm 1937. Xưa kia, đây làm nơi hội họp, tế lễ của làng Tam Lạc. Nơi đây từng là trụ sở của Hương Nghiệp Hội Xã. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đình là trụ sở làm việc của Ủy ban kháng chiến Xuân Thọ. Vào năm 1950, Sư đoàn 304, Đại đoàn Vinh Quang, đơn vị chủ lực quân thứ hai của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập tại đây. Năm 1952, Đình Tam Lạc là nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quân... Đình Tam Lạc không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa; mà đây còn là một “địa chỉ đỏ” về truyền thống lịch sử và cách mạng. Do đó, để phát huy giá trị của di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đình Tam Lạc, năm 2016, UBND xã Xuân Thọ đã chỉ đạo thực hiện cải tạo, tu bổ đình và khuôn viên, tạo không gian vui chơi cho người dân địa phương; khuyến khích người dân tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại sân đình và chung tay gìn giữ, bảo vệ đình Tam Lạc.

Theo thống kê, huyện Triệu Sơn có 30 di tích được xếp hạng, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia và 26 di tích cấp tỉnh. Thực hiện nhiệm vụ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích, từ năm 2016 đến nay, địa phương đã hoàn thành tu bổ, tôn tạo 4 di tích quan trọng, gồm Di tích quốc gia bia và lăng mộ Lê Thì Hiến (xã Thọ Phú); di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đình Tam Lạc (xã Xuân Thọ); chùa Hòa Long (xã Tiến Nông); nhà thờ Quận Công Lê Thân (thị trấn Nưa). Tổng kinh phí được đầu tư thực hiện là trên 5,61 tỷ đồng, trong đó, kinh phí ngân sách tỉnh là 1,2 tỷ đồng, còn lại là nguồn xã hội hóa do các địa phương thực hiện. Bên cạnh đó, địa phương đã lập hồ sơ tu bổ, tôn tạo giai đoạn 2021-2025 đối với 5 di tích gồm khu lưu niệm Hội Văn nghệ Việt Nam thời kỳ 1947-1954 làng Quần Tín (xã Thọ Cường); đền thờ Đinh Tiên Hoàng (xã Thọ Tân); đền thờ Trần Khát Chân (xã Dân Lý); đền thờ Nguyễn Hoàn - Nguyễn Hiệu (xã Nông Trường); Di tích Đảo Cò - Phủ Vạn (xã Tiến Nông) để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp kinh phí. Dự kiến tổng kinh phí đầu tư trên 74,7 tỷ đồng.

Để công tác tu bổ, tôn tạo các di tích được triển khai hiệu quả, huyện đã thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực trạng các di tích trên địa bàn; xây dựng kế hoạch, lộ trình tôn tạo và bảo vệ di tích; chỉ đạo các địa phương thành lập các ban quản lý di tích. Xây dựng các quy chế hoạt động của các ban quản lý di tích, cũng như hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng theo đúng quy định của pháp luật và hương ước, quy ước của làng. Các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội gắn với tuyên truyền, giới thiệu di tích như lễ hội đền Nưa – Am Tiên (xã Tân Ninh), lễ hội Phủ Tía (xã Vân Sơn), lễ hội làng Quần Thanh (xã Khuyến Nông). Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá di sản trên trang thông tin điện tử của huyện và các phương tiện truyền thông đại chúng. Tăng cường huy động nguồn vốn xã hội hóa cho hoạt động tu bổ, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.

Ông Bùi Kim Dậu, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Triệu Sơn, cho biết: Xác định việc quan tâm giữ gìn, phát huy giá trị di tích là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Do đó, huyện đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm kê, đánh giá thực trạng của toàn bộ di tích từ đó lập kế hoạch tu bổ, tôn tạo dựa trên các nguồn vốn khác nhau. Các dự án tôn tạo di tích được triển khai theo hướng bảo đảm quy mô và giá trị vốn có của di tích. Các di tích sau khi được tu bổ, tôn tạo cơ bản khắc phục được tình trạng xuống cấp, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của Nhân dân.

Tuy nhiên, trên thực tế, công tác tôn tạo và phát huy giá trị các di tích tại địa phương gặp không ít khó khăn do cần nguồn kinh phí lớn. Trong khi đó ngân sách địa phương dành cho công tác này còn hạn chế; công tác xã hội hóa chưa đồng đều, liên tục. Do đó, quá trình phục dựng, tôn tạo di tích thường kéo dài, đứt quãng. Đồng thời, người trông coi, bảo vệ di tích thường kiêm nhiệm hoặc là người dân trong làng, chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, thời gian tới, huyện cần đẩy mạnh tuyên truyền về giá trị của các di tích; tăng cường công tác xã hội hóa, cân đối ngân sách địa phương cho công tác phục dựng, tôn tạo và phát huy các di tích. Đồng thời, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác văn hóa và người trực tiếp tham gia vào công tác bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.

Bài và ảnh: Thùy Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]