(Baothanhhoa.vn) - Là huyện vùng cao biên giới phía Tây của tỉnh, Quan Hóa được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều rừng núi cùng với đó là một hệ thống hang động đặc sắc. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những di tích văn hóa, lịch sử của người Mường, người Thái, và những câu chuyện kỳ bí của núi rừng vẫn đang được tiếp tục khám phá...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Quan Hóa bảo tồn, phát huy các giá trị di tích văn hóa, lịch sử

Là huyện vùng cao biên giới phía Tây của tỉnh, Quan Hóa được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều rừng núi cùng với đó là một hệ thống hang động đặc sắc. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những di tích văn hóa, lịch sử của người Mường, người Thái, và những câu chuyện kỳ bí của núi rừng vẫn đang được tiếp tục khám phá...

Huyện Quan Hóa bảo tồn, phát huy các giá trị di tích văn hóa, lịch sử

Lễ hội Mường Ca Da gắn với Thượng tướng thống lĩnh quân Lò Khằm Ban (xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa).

Trong kho tàng tri thức dân gian, người Mường huyện Quan Hóa vẫn kể cho nhau nghe về truyền thuyết hình thành Mường Ca Da và di tích lịch sử - văn hóa - bia ký - nơi thờ Khằm Ban (Thượng tướng Thống lĩnh quân Lò Khằm Ban). Năm 1418, tại núi rừng Lam Sơn, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Hưởng ứng lời kêu gọi của Lê Lợi, các tầng lớp nhân dân châu Quan Hóa xưa nô nức gia nhập nghĩa quân Lam Sơn, trong đó có Thượng tướng Thống lĩnh quân Lò Khằm Ban. Ông sinh ra tại Mường Bua-Sa (có sách nói ở Na Sản), từ thuở thiếu thời, ông chăm chỉ học hành, luyện tập võ nghệ binh đao, dáng người to cao, ngực rộng, bước đi mạnh mẽ. Ông xăm mình và chân tay, võ nghệ cao siêu nên mọi người gọi ông là Chu Kha Lai. Lớn lên, ông tổ chức luyện tập binh mã hưởng ứng lời kêu gọi của Lê Lợi theo nhà Lê đánh giặc. Cánh quân của ông mưu trí anh dũng, liên tiếp thắng trận, giữ được vùng biên giới, đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi đất nước.

Do có nhiều công lớn, ông được vua Lê phong Thượng tướng thống lĩnh quân. Sau khi đất nước bình yên, ông được vua Lê cho chọn đất để lập thái ấp. Đến cửa sông Lò (Mường Ca Da), đường đi khó khăn, núi sông hiểm trở, ông cho quân hạ trại nghỉ ngơi. Đêm đó ông có một giấc mơ kỳ lạ, kể lại cho các quan cùng nghe, mọi người cho là giấc mộng tốt. Sáng hôm sau, ông cùng các quan leo lên đỉnh núi Múng Mường (Hồi Xuân) để quan sát Mường Ca Da thấy đây thật là vùng đất chí địa, nên lấy vùng đất này làm nơi đóng quân và lập thái ấp. Tướng quân Khằm Ban mất tại Mường Ca Da, nhân dân mến mộ tài đức của ông, nên đã lập đền thờ bằng gỗ để hương khói thờ phụng. Ông được sắc phong là thần Thành Hoàng (bản thổ Thành Hoàng), là vị thần đã có công bảo vệ đất nước, che chở cho dân. Vì vậy, truyền thuyết hình thành Mường Ca Da luôn gắn liền với di tích lịch sử về Thượng tướng thống lĩnh quân Lò Khằm Ban tại xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa ngày nay.

Trong số hang động ở Quan Hóa, hang Co Phương (còn có tên là Co Phường, người dân tộc Thái gọi là hang Cây Khế) thuộc bản Sại, xã Phú Lệ đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Trong chiến tranh, đây là căn cứ và là điểm trung chuyển lương thực, vũ khí của quân ta lên thượng Lào và Tây Bắc phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Để chặn tuyến đường huyết mạch này, quân Pháp tìm đủ mọi cách chia cắt nên ra sức bắn phá. Nhắc về những dân công hỏa tuyến đã vĩnh viễn nằm lại trong hang Co Phương, người dân nơi đây ai cũng tiếc thương. Họ đều đang ở tuổi 18, 20 và hầu như chưa ai lập gia đình. Mấy chục năm qua đi, hang Co Phương vẫn còn đó, trầm mặc tựa mình vào dòng sông Mã hùng vĩ...

Cách trung tâm thị trấn Hồi Xuân chỉ 3 km nhưng do nằm bên bờ sông Luồng nên để đến được hang Lũng Mu (hay hang Ma) trên núi Pha Cáng thuộc bản Khằm, phải thuê thuyền đi theo con đường vắt vẻo chạy men theo các sườn núi. Trái ngược với khung cảnh nên thơ của dòng sông Luồng cùng những ngọn núi cao phủ một màu xanh mướt, hang Ma nằm cheo leo trên đỉnh núi với những vết nứt chạy ngoằn ngoèo. Sau khi quan sát, hang Ma khá rộng gồm ba hang nhỏ, gió thông qua hai cửa nên khô ráo, không khí thoáng đãng và có đủ ánh sáng. Bên trong hang thứ nhất là hàng chục bộ quan tài cổ, một số đã bị thời gian hủy hoại, cũng có một số bị cạy bật ván thiên nhưng phần lớn còn tương đối nguyên vẹn. Hang thứ hai nhỏ hơn, muốn qua được phải chui qua lối nhỏ. Bên cạnh một số ít quan tài chứa vài mảnh xương và đồ gốm thời tiền sử, phần nhiều quan tài gỗ ở đây không có hài cốt và vật dụng chôn theo. Hang thứ ba ở cuối cùng với nhiều cỗ quan tài còn nguyên vẹn nhất. Vào sâu trong hang còn bắt gặp các quan tài bằng gỗ của người xưa được “treo” trên các vách đá. Bất cứ ai đến đây cũng băn khoăn, không hiểu bằng cách nào người xưa có thể đưa những cỗ quan tài bằng cả thân cây gỗ lớn lên hang núi dựng đứng cao hàng trăm mét, sau đó tiếp tục vận chuyển vào trong các ngóc ngách nhỏ hẹp trong hang. Chỉ tính riêng khu vực thị trấn Quan Hóa có đến gần 10 hang động lớn nhỏ chứa đựng hàng trăm quan tài cổ. Điều này cho thấy vùng đất Quan Hóa đang lưu giữ trong mình một nền văn hóa cổ xưa còn ngủ yên trong hang đá. Đến đây, du khách không chỉ được tận mắt thấy những điều tưởng chừng chỉ có trong truyền thuyết hay các câu chuyện truyền tai bí ẩn, mà còn có dịp tham quan, khám phá tập tục của người cổ xưa.

Tính đến tháng 6-2019, trên địa bàn huyện Quan Hóa có tổng số 36 di tích, trong đó có 1 di tích cấp quốc gia (di tích lịch sử hang Co Phường, thuộc bản Sại, xã Phú Lệ), 2 di tích cấp tỉnh: Hang Lũng Mu, bia ký - nơi thờ tướng Khằm Ban (đều thuộc bản Khằm, xã Hồi Xuân). Đối với các di tích được xếp hạng, UBND huyện đã thực hiện công tác phân cấp, giao cho UBND các xã nơi có di tích trực tiếp quản lý thành lập và ban hành quy chế, quy định quản lý tại di tích. Riêng di tích lịch sử hang Co Phương do UBND huyện quản lý, trong thời gian tới sẽ thành lập ban quản lý theo sự phân cấp của tỉnh.

Chị Vi Thị Huệ, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Quan Hóa, cho biết: Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích, đặc biệt là các di tích đã được xếp hạng luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và được đông đảo nhân dân ủng hộ và đóng góp công sức trong việc quản lý, bảo tồn di tích. Hiện nay có 3 di tích được xếp hạng, về cơ bản đã thực hiện công tác cắm mốc bảo vệ khu vực di tích, góp phần bảo vệ di tích không bị xâm lấn. Tuy nhiên, di tích hang Lũng Mu nằm trên vách núi đá treo leo nên công tác cắm mốc gặp nhiều khó khăn. UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin hướng dẫn các địa phương trên địa bàn huyện tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, lễ hội truyền thống gắn với di tích. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và đóng góp của toàn xã hội trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích.

Bài và ảnh: Ngọc Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]