(Baothanhhoa.vn) - Không cần phải di chuyển đến cửa hàng, địa điểm bán hàng nhưng người tiêu dùng vẫn có thể chọn mua được những món hàng cần, ưng ý một cách dễ dàng bằng một vài thao tác trên máy tính, smatphone thông qua các kênh mua hàng trực tuyến. Đó là những ưu điểm vượt trội khiến cho thương mại điện tử ngày càng phát triển. Giữa mùa dịch bệnh COVID-19, khi mà việc mua sắm, ăn uống đều hạn chế tụ tập đông người, thì thương mại điện tử càng có “đất dụng võ”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thương mại điện tử “lên ngôi”

Không cần phải di chuyển đến cửa hàng, địa điểm bán hàng nhưng người tiêu dùng vẫn có thể chọn mua được những món hàng cần, ưng ý một cách dễ dàng bằng một vài thao tác trên máy tính, smatphone thông qua các kênh mua hàng trực tuyến. Đó là những ưu điểm vượt trội khiến cho thương mại điện tử ngày càng phát triển. Giữa mùa dịch bệnh COVID-19, khi mà việc mua sắm, ăn uống đều hạn chế tụ tập đông người, thì thương mại điện tử càng có “đất dụng võ”.

Thương mại điện tử “lên ngôi”

Người dân tham khảo và mua hàng tiêu dùng trực tuyến.

Khác với thị trường mua sắm, tiêu dùng trực tiếp bị ảm đạm, thời gian vừa qua, các trang web bán hàng online lại có lượng khách hàng tăng đột biến. Một nhân viên bán hàng tại quán Bún đậu anh em 36, khu Vincom TP Thanh Hóa, cho biết: Từ tháng 3-2020, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nên số lượng khách hàng ăn tại quán bị giảm đáng kể. Tuy nhiên, lượng khách hàng mua online ship tận nhà lại tăng 200 đến 300% so với thời điểm thông thường. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tuyến của khách hàng; đồng thời, chung sức phòng, chống dịch bệnh COVID-19, quán cũng hạn chế việc để khách hàng ăn tại chỗ, thay vào đó là đẩy mạnh hình thức thương mại điện tử, tăng cường đăng tải bài viết và tương tác với khách hàng trên facebook để thúc đẩy tiêu thụ. Nhân viên phục vụ trong quán cũng chuyển đổi công việc từ phục vụ tại chỗ sang việc giao hàng tận nơi bảo đảm nhanh, thuận tiện cho khách đặt hàng. Nhờ vậy đã giúp quán vượt qua giai đoạn khó khăn do bão dịch, nhân viên trong quán cũng duy trì được việc làm và thu nhập.

Đối với hệ thống Siêu thị VinMart Thanh Hóa, những năm qua, cùng với việc phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng trên địa bàn tỉnh, siêu thị cũng đồng loạt triển khai dịch vụ giới thiệu sản phẩm và bán hàng online, song lượng tiêu thụ hàng hóa không nhiều. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, người dân hạn chế đến siêu thị mua sắm trực tiếp mà chuyển sang mua sắm online. Nhận thấy đây là cơ hội để đẩy mạnh tiêu dùng thương mại điện tử, nên hệ thống siêu thị đã triển khai thêm dịch vụ đi chợ hộ. Theo đó, nhân viên sẽ tư vấn và giải đáp những câu hỏi của khách hàng, cũng như lên đơn theo đặt hàng của khách hàng qua kênh trực tuyến và thực hiện ship tận nhà theo yêu cầu của khách hàng. Điều này đã giúp siêu thị đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, đồng thời, góp phần vào công tác phòng, chống dịch bệnh.

Nói về tiện ích của thương mại điện tử, chị Nguyễn Thị Hương, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, cho biết: Là nhân viên y tế, nên chị phải thường xuyên trực ở bệnh viện, không có điều kiện chu toàn mọi việc trong gia đình. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc mua sắm online phát triển, nhất là thời gian gần đây có dịch vụ đi chợ hộ của một số hệ thống siêu thị, nhờ đó chị có thể dễ dàng mua sắm đồ dùng cho gia đình mà không phải rời nhiệm sở khi đang trong ca trực.

Cùng với sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, thời trang có lẽ là mặt hàng được tiêu thụ mạnh nhất thông qua thương mại điện tử những năm gần đây. Trên mạng xã hội tràn ngập các trang bán các sản phẩm thời trang, từ quần, áo, túi, kính, giày dép đến các phụ kiện với đầy đủ mẫu mã, kích cỡ và màu sắc. Có những sản phẩm vừa được đăng tải vài chục phút là đã có tới hàng trăm lượt bình luận tư vấn, đặt hàng. Một chủ cửa hàng bán quần áo trên đường Tống Duy Tân, phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa, chia sẻ: Thực tế, nhiều sản phẩm được bày bán tại cửa hàng không được khách hàng chú ý tới, nhưng khi được giao bán online thì có nhiều khách hàng đặt mua. Như thế đủ để thấy được “quyền năng” của thương mại điện tử trong cuộc sống hiện nay.

Không chỉ đối với người bán hàng chuyên nghiệp, với thương mại điện tử, người không chuyên cũng có thể dễ dàng giao bán sản phẩm gọi là “Cây nhà lá vườn” hay “Nhà làm” để nhận được sự ủng hộ của đông đảo mọi người. Vì thế thời điểm này, bán hàng online gần như trở thành trào lưu, điều này giúp cho thương mại điện tử ngày càng lên ngôi.

Bài và ảnh: Châu Giang


Bài Và Ảnh: Châu Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]