(Baothanhhoa.vn) - Sáng 19-4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã chủ trì phiên họp thứ tư về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) gắn với chuyển đổi số và công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số CCHC (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2022. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Sáng 19-4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã chủ trì phiên họp thứ tư về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) gắn với chuyển đổi số và công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số CCHC (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2022. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và các đại biểu dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Dự tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo đẩy mạnh CCHC, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Tiến Hiệu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo và các sở, ngành liên quan.

Báo cáo chuyên đề tại phiên họp nêu rõ: Với nguyên tắc “Lấy con người là trung tâm, cải cách dẫn dắt, công nghệ hỗ trợ thúc đẩy”, công tác cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC được các bộ, ngành tích cực triển khai. Đến nay, đã cắt giảm, đơn giản hóa 2.189 quy định kinh doanh. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 1.099 quy định của 10 bộ, cơ quan, theo đó phải sửa đổi, bổ sung 197 văn bản quy phạm pháp luật để thực thi.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Các đại biểu dự hội nghị.

Việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC được đẩy mạnh, trong đó gắn việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC với quá trình thực thi nhiệm vụ, tiếp nhận, giải quyết TTHC. Đã có 25,9% kết quả giải quyết TTHC được cấp bản điện tử có giá trị pháp lý để tái sử dụng (tăng 5 lần so với tháng 9-2022); 62,7% hồ sơ TTHC được số hóa, trong đó có 25% được số hóa hoàn toàn từ khâu tiếp nhận đến trả kết quả theo đúng quy định (tăng 4 lần so với tháng 9-2022).

Tái cấu trúc quy trình giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến và giải quyết TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính được đẩy mạnh trên cơ sở khai thác, tái sử dụng dữ liệu để cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, giúp việc thực hiện TTHC của người dân, doanh nghiệp được thuận lợi, đơn giản. Đã có 62/63 địa phương và 10/21 bộ, ngành thực hiện hợp nhất Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin “một cửa” điện tử thành Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh và kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia.

Các bộ, ngành, địa phương đã tích cực tái cấu trúc quy trình, cung cấp 4.390 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, trong đó có nhiều dịch vụ công phát sinh hồ sơ lớn. Cổng dịch vụ công quốc gia đã có hơn 6 triệu tài khoản đăng ký, hơn 186 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, hơn 12,5 triệu hồ sơ trực tuyến, hơn 7,8 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 4,8 nghìn tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Các đại biểu dự hội nghị.

Để giảm khâu trung gian, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1015/QĐ-TTg phê duyệt phương án phân cấp trong giải quyết TTHC thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ. Việc đơn giản hóa TTHC nội bộ gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, giúp phân định rõ trách nhiệm, nâng cao hiệu quả thực thi công vụ, khơi thông nguồn lực xã hội để thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa đã công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số CCHC (PAR INDEX) năm 2022. Theo kết quả công bố, Thanh Hóa xếp thứ 5/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước với 85,31 điểm (tăng 19 bậc so với năm 2021); xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số CCHC với 87,11 điểm (tăng 4 bậc so với năm 2021).

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã nêu rõ cách thức lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, những cách làm hay, những mô hình tiêu biểu và kết quả đạt được của các bộ, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố trong CCHC. Qua công bố Chỉ số SIPAS và PAR INDEX, các đại biểu cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong thực hiện, từ đó đề xuất nhiều giải pháp để cải thiện vị trí xếp hạng của đơn vị mình trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp (Ảnh chụp màn hình)

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ban Chỉ đạo trong công tác CCHC. Đồng thời phân tích, chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại trong công tác CCHC thời gian qua và nhấn mạnh: Đầu tư cho CCHC là đầu tư cho phát triển, vì vậy mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi cá nhân, tập thể cần bám sát các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương và các chính sách, pháp luật của Nhà nước để triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC hiệu quả nhất.

Đẩy mạnh CCHC gắn với chuyển đổi số theo phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu, bảo đảm trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt, tất cả vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp. CCHC phải đóng vai trò dẫn dắt, ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ hiệu quả để thực hiện hiện đại hóa nền hành chính.

Tăng cường đoàn kết, kỷ luật kỷ cương hành chính, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu mỗi cấp, mỗi ngành. Chú trọng công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong triển khai nhiệm vụ bảo đảm đồng bộ, nhất quán, hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra.

Các cấp, các ngành đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, tăng cường khả năng thực thi của cấp dưới và tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đo lường chính xác, khách quan kết quả đạt được trong CCHC.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Phải chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương, dứt khoát không xử lý những nhiệm vụ không thuộc thẩm quyền; quan tâm xử lý các vướng mắc của người dân, doanh nghiệp một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả hơn nữa; động viên, khen thưởng, khuyến khích những người dám nghĩ, dám làm vì sự phát triển chung.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác CCHC, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường; có các giải pháp thiết thực, hiệu quả ngăn chặn, vô hiệu hóa các nguy cơ ảnh hưởng đến CCHC, nhất là các TTHC liên quan đến doanh nghiệp.

Chú trọng công tác truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, làm cho người dân, doanh nghiệp hiểu được những nội dung mới của chính sách và chia sẻ với những khó khăn trong thực thi chính sách ở các cấp, các ngành.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác CCHC, Thủ tướng yêu cầu: Các thành viên Ban Chỉ đạo, Chủ tịch UBND các cấp phải tiếp tục tham mưu và triển khai thực hiện một cách đồng bộ công tác CCHC theo kế hoạch năm 2023, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là một trong những tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức. Đối với việc xây dựng chính sách phải sát với thực tế, có tính khả thi, dễ kiểm tra, đánh giá, mang lại hiệu quả tốt hơn khi đi vào cuộc sống.

Khẩn trương đề xuất đầu tư hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho việc giải quyết TTHC; hoàn thành kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu, kết quả giải quyết TTHC trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Đẩy mạnh rà soát các TTHC trong nội bộ các bộ, ngành, địa phương, đồng thời sửa đổi một số quy định chưa phù hợp với thực tế gây phiền hà cho người dân.

Căn cứ kết quả Chỉ số SIPAS và Chỉ số PAR INDEX năm 2022, các bộ, ngành, địa phương cần xác định rõ ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân, trách nhiệm để phát huy những kết quả đạt được, đồng thời tháo gỡ những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong CCHC.

Tiếp tục tăng cường xử lý hồ sơ, công việc trên môi trường điện tử, triển khai báo cáo điện tử và khai thác, phát huy hiệu quả các công cụ kỹ thuật số phục vụ chỉ đạo điều hành, giám sát thực hiện nhiệm vụ.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn phát biểu kết thúc phiên họp tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh: Hiện nay, Thanh Hóa xếp thứ 3 cả nước về Chỉ số PAPI, xếp thứ 5/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số SIPAS, xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số PAR INDEX. Đây là kết quả rất đáng phấn khởi cần tiếp tục duy trì.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan tập trung thực hiện tốt các kế hoạch CCHC, kế hoạch chuyển đổi số, Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Về CCHC, cần tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế và tháo gỡ các điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cùng với tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, nhất là thái độ phục vụ của cán bộ, công chức đối với tổ chức, công dân, cần đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tạo sự công khai, minh bạch trong giải quyết TTHC; đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp, nhất là đối với các sở, ngành như giáo dục, y tế, văn hóa, tài nguyên và môi trường.

Tố Phương


Tố Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]