(Baothanhhoa.vn) - Việc thực hiện các dự án đường bộ cao tốc ở mỗi địa phương có những đặc thù khác nhau, bởi vậy, cần thiết có những buổi làm việc trao đổi kinh nghiệm, bài học rút ra từ thực tiễn quản lý, đầu tư và chuẩn bị đầu tư. Đây là diễn đàn để gặp gỡ và trao đổi, đặc biệt là kinh nghiệm tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn từ vấn đề thủ tục, giải phóng, nguồn vật liệu, tổ chức thi công, quản lý dự án.

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai dự án đường bộ cao tốc

Việc thực hiện các dự án đường bộ cao tốc ở mỗi địa phương có những đặc thù khác nhau, bởi vậy, cần thiết có những buổi làm việc trao đổi kinh nghiệm, bài học rút ra từ thực tiễn quản lý, đầu tư và chuẩn bị đầu tư. Đây là diễn đàn để gặp gỡ và trao đổi, đặc biệt là kinh nghiệm tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn từ vấn đề thủ tục, giải phóng, nguồn vật liệu, tổ chức thi công, quản lý dự án.

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai dự án đường bộ cao tốc

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa

Ngày 1-6, Bộ Giao thông - Vận tải (GT-VT) tổ chức hội nghị trực tuyến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai thi công các dự án đường bộ cao tốc với các tỉnh, thành trong cả nước. Thứ trưởng Bộ GT-VT Lê Đình Thọ chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan.

Tại hội nghị, đại diện Bộ GT-VT báo cáo tiến độ thi công Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Đến nay, tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn 2), các địa phương đã bàn giao tổng chiều dài mặt bằng hơn 600km, đạt hơn 83%. Một số địa phương có tỷ lệ bàn giao mặt bằng cao, gồm: Hà Tĩnh (Dự án Vũng Áng - Bùng) đạt 98%; Hậu Giang (Dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau) đều đạt trên 92%; Cà Mau (Dự án đoạn Cần Thơ - Cà Mau) đạt 90%. Dù tỷ lệ mặt bằng được bàn giao khá cao, song chiều dài mặt bằng nhà thầu có thể tổ chức triển khai vẫn chưa đáp ứng như kỳ vọng…

Tại hội nghị, các địa phương đã nghe Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Ban Quản lý dự án 6, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận và một số tỉnh, thành trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai, quản lý, thi công các dự án đường bộ cao tốc…

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai dự án đường bộ cao tốc

Các điểm cầu tham dự hội nghị (ảnh chụp màn hình).

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông đi qua địa phận tỉnh Thanh Hóa có tổng chiều dài 98,8km, gồm 3 dự án thành phần là: Dự án Mai Sơn - QL.45 chiều dài 49,02km; dự án QL.45 - Nghi Sơn chiều dài 43,28km; dự án Nghi Sơn - Diễn Châu chiều dài 6,5km. Do đây là dự án trọng điểm quốc gia và tuyến qua tỉnh Thanh Hóa có chiều dài, khối lượng bị ảnh hưởng phải giải phóng mặt bằng rất lớn, nên ngay từ những ngày đầu, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc; chỉ đạo các sở, ngành và các địa phương khẩn trương, tập trung, quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng. Về tiến độ thi công dự án, đến nay giá trị xây lắp 3 dự án thành phần trên địa bàn tỉnh đạt 8.415/9.711 tỷ đồng, đạt 86,6% tổng giá trị.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ Trưởng Bộ GT-VT nhấn mạnh: Việc thực hiện các dự án đường bộ cao tốc ở mỗi địa phương có những đặc thù khác nhau, bởi vậy, cần thiết có những buổi làm việc trao đổi kinh nghiệm, bài học rút ra từ thực tiễn quản lý, đầu tư và chuẩn bị đầu tư. Đây là diễn đàn để gặp gỡ và trao đổi, đặc biệt là kinh nghiệm tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn từ vấn đề thủ tục, giải phóng nguồn vật liệu, tổ chức thi công, quản lý dự án.

Từ thực tiễn triển khai các dự án cao tốc trong thời gian qua, Bộ GT-VT đã đúc kết một số vấn đề cần rút kinh nghiệm để triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong thời gian tới bảo đảm tiến độ. Trong đó, bên cạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì các bộ, ngành địa phương phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, phát huy tính chủ động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Trong xây dựng cơ chế, chính sách phải có tính đột phá, đồng bộ trên nguyên tắc bám sát thực tiễn theo hướng giảm thiểu các thủ tục hành chính và các khâu trung gian để tập trung trách nhiệm, rút ngắn thời gian thực hiện. Trong huy động nguồn lực phải xây dựng các phương thức hiệu quả nhằm huy động tối đa nguồn lực hợp pháp, kết hợp giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Đối với công tác tổ chức thực hiện cần mạnh dạn phân cấp từ Trung ương đến địa phương, áp dụng mô hình địa phương là cơ quan chủ quản đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc, nhằm phát huy tính tự lực, tự cường.

Các bộ, ngành Trung ương tập trung thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng, sai phạm. Bên cạnh đó huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tập trung tuyên truyền để nhận được sự đồng thuận cao của quần chúng Nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề khó khăn, phức tạp khi triển khai, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng.

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]