(Baothanhhoa.vn) - Được sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ, ngày 15-10-1954, cảng Lạch Hới, xã Quảng Tiến (nay là phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn) là địa điểm đầu tiên ở miền Bắc đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết. Trong ký ức gần 70 năm nghĩa nặng tình sâu có biết bao câu chuyện xúc động, buồn vui lẫn lộn. Những tình cảm đậm sâu ấy vẫn được lưu truyền qua năm tháng, vẫn theo cùng các thế hệ của hôm nay và mai sau.

Năm tháng không thể nào quên

Được sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ, ngày 15-10-1954, cảng Lạch Hới, xã Quảng Tiến (nay là phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn) là địa điểm đầu tiên ở miền Bắc đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết. Trong ký ức gần 70 năm nghĩa nặng tình sâu có biết bao câu chuyện xúc động, buồn vui lẫn lộn. Những tình cảm đậm sâu ấy vẫn được lưu truyền qua năm tháng, vẫn theo cùng các thế hệ của hôm nay và mai sau.

Năm tháng không thể nào quên

Tấm bia tại cảng Lạch Hới (TP Sầm Sơn) ghi lại sự kiện lịch sử đón tiếp đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954.

Theo cuốn sách “90 năm Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1930 - 2020) - Những dấu ấn và thành tựu nổi bật” (NXB Thanh Hóa, 2020) có ghi: “Ở miền Nam, Cao Lãnh là một trong các điểm chuyển quân quan trọng của Nhân dân thì ở miền Bắc, các địa điểm của tỉnh Thanh Hóa như: Sầm Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa... lại vinh dự được chọn là một trong nhiều cơ sở đón tiếp, chăm sóc, nuôi dưỡng đồng bào, chiến sĩ và học sinh miền Nam. Địa điểm đầu tiên tập kết là Lạch Hới, xã Quảng Tiến, nay là phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn” (tr.237).

Vinh dự là địa điểm tập kết đầu tiên, các chi bộ đảng ở Sầm Sơn lúc bấy giờ đã huy động Nhân dân thực hiện chủ trương của Trung ương và Tỉnh ủy Thanh Hóa, chuẩn bị cơ sở vật chất đón tiếp đoàn cán bộ, chiến sĩ; thương, bệnh binh; học sinh, sinh viên miền Nam tập kết.

Về phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn) tôi tìm đến tổ dân phố Thọ Xuân thăm ông Trần Trí Hợi, Bí thư chi bộ, Chủ tịch UBND xã Quảng Tiến lúc bấy giờ - người trực tiếp lãnh đạo, tổ chức Nhân dân địa phương đón tiếp đồng bào miền Nam. Đã tròn 100 tuổi, ông Hợi không còn nhớ được nhiều, nhưng gia đình, con cái ông thì vẫn nhắc lại những câu chuyện gắn bó với người cha của mình, nhớ nhất là lần kỷ niệm 60 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh vào năm 2014. Lúc ấy ông Hợi còn khỏe, nhiều cán bộ, học sinh miền Nam trở lại với Sầm Sơn đã đến thăm ông.

Nguyên là cán bộ phụ trách thanh, thiếu niên xã Quảng Tiến giai đoạn 1954 - 1955, giờ đây khi đã 86 tuổi, nhưng ông Trần Trí Trác (tổ dân phố Bảo An), vẫn nhớ rất rõ: “Thời điểm đó, cán bộ và Nhân dân Quảng Tiến coi việc đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam là nhiệm vụ trọng tâm và hàng đầu. Hàng ngàn lao động địa phương cùng với lao động các xã lân cận đã kéo về đây tập trung làm đường từ Sầm Sơn ra bến Hới dài khoảng 5km, dọn và san lấp tạo mặt bằng lán A rộng khoảng 2.000m2 ven sông làm nơi đón tiếp; khu vực lán B rộng khoảng 30.000m2 làm nơi cán bộ, chiến sĩ, đồng bào tập kết nghỉ ngơi. Phân công hàng trăm lao động lên các huyện miền núi như: Ngọc Lặc, Lang Chánh..., vận chuyển hàng vạn cây luồng, nứa và lá kè, lá cọ về dựng lán; huy động mọi người trong xã biết làm thợ phối hợp xây dựng lán trại. Không khí rạo rực hồ hởi trên công trường với tinh thần “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”; đốt, thắp đèn để làm, các lao động ở xa nấu cơm ăn uống tại công trình để đảm bảo công việc”.

Giọng ông Trác nghẹn ngào khi nhắc lại hình ảnh chiếc tàu đầu tiên rẽ sóng tiến vào Lạch Hới giữa tiếng hoan hô vang trời, cờ hoa rực rỡ của người dân Sầm Sơn và các huyện trong tỉnh: “Tôi còn nhớ, do cửa lạch bị cạn nên tàu lớn không vào được, ta phải huy động hơn 100 lao động và khoảng 20 thuyền đánh cá lớn để vận chuyển. Ở trên bờ, không chỉ có bà con trong xã mà bà con ở các huyện khác cũng đến với cơm đùm, cơm nắm đón tiếp đồng bào miền Nam. Mọi người vỗ tay, vẫy cờ hoa khi đồng bào từ thuyền lên bờ. Mọi người tay bắt mặt mừng, ôm hôn các cháu. Số người bị say sóng được các chị hộ lý xuống tận thuyền nâng đỡ, dìu dắt lên bờ, chăm sóc chu đáo".

Năm tháng không thể nào quên

Ông Trần Trí Trác (bên phải), chia sẻ về những ngày tháng thanh xuân không thể nào quên của ông.

“Tình cảm ấy sao có thể quên được, ký ức đẹp thì dẫu xa bao nhiêu cũng vẫn còn nguyên vẹn”, ông Trác bộc bạch.

Ông Trần Chí Minh (sinh năm 1950) ở tổ dân phố Thọ Xuân, phường Quảng Tiến, chia sẻ: “Dù khi ấy còn rất nhỏ tuổi, nhưng đến nay tôi vẫn nhớ rõ khi ấy gia đình trực tiếp nuôi 3 thương, bệnh binh trong thời gian 3-4 tháng. Sau này, có người trở lại thăm bố mẹ tôi”. Ông Minh chia sẻ: Hàng ngày nhìn thấy tấm bia khắc ghi những dòng chữ: "Nơi đây, Đảng bộ và Nhân dân Sầm Sơn từ 15 tháng 10 năm 1954 đến 01 tháng 5 năm 1955 đã đón 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ, 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc theo Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam” thì chúng tôi, người dân Sầm Sơn cũng không khỏi tự hào và xúc động.

Sầm Sơn với vị trí chiến lược về an ninh - quốc phòng, thuận tiện về giao thông cả đường biển, đường sông và đường bộ, không chỉ vinh dự được chọn là nơi đón tiếp đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc mà còn đón 16.191 đồng bào và cán bộ bị giặc bắt và tù đày (trong đó có 15.066 người thuộc phía Bắc vĩ tuyến 17 và 1.125 người thuộc phía Nam vĩ tuyến 17). Vinh dự hơn, Sầm Sơn được hai lần đón Bác về thăm vào các năm 1960 - 1961. Vẫn còn đó hình ảnh của Người cùng kéo lưới với ngư dân. Bác còn căn dặn: “...Sầm Sơn phải tận dụng lợi thế của mình để phát triển du lịch mà thu lấy tiền”, lời của Bác đang được Đảng bộ và Nhân dân Sầm Sơn khắc ghi, nỗ lực cố gắng xây dựng nơi đây trở thành khu du lịch văn minh, hiện đại, hấp dẫn.

Chi Anh


Chi Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]