(Baothanhhoa.vn) - Sáng 12-5 (tức ngày 23-3 âm lịch), tại Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lê Văn Hưu (xã Thiệu Trung), huyện Thiệu Hóa long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 701 ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu.

Lễ dâng hương tưởng niệm 701 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu

Sáng 12-5 (tức ngày 23-3 âm lịch), tại Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lê Văn Hưu (xã Thiệu Trung), huyện Thiệu Hóa long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 701 ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu.

Lễ dâng hương tưởng niệm 701 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu

Các đại biểu tham dự lễ dâng hương.

Lễ dâng hương tưởng niệm 701 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu

Các đại biểu tham dự lễ dâng hương.

Dự buổi lễ có các đồng chí: Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, một số địa phương trong tỉnh, huyện Thiệu Hóa, xã Thiệu Trung và dòng họ Lê Việt Nam.

Lễ dâng hương tưởng niệm 701 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu

Nghi thức rước kiệu.

Lễ dâng hương bắt đầu với các nghi thức rước kiệu từ lăng mộ về Đền thờ, đọc Chúc văn kính cáo anh linh Nhà sử học Lê Văn Hưu, dâng hương, tế lễ theo các nghi thức truyền thống.

Lễ dâng hương tưởng niệm 701 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu

Các đại biểu thực hiện nghi thức dâng hương.

Lễ dâng hương tưởng niệm 701 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu

Đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy thực hiện nghi thức dâng hương.

Lễ dâng hương tưởng niệm 701 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu

Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thực hiện nghi thức dâng hương.

Sau các nghi thức truyền thống, lãnh đạo huyện Thiệu Hóa đã đọc diễn kỷ niệm 701 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu. Diễn văn nhấn mạnh, Thiệu Hoá xưa nay là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, nơi sinh dưỡng nhiều anh hùng hào kiệt, danh nhân, khoa bảng, góp phần làm rạng ngời sử sách, non sông. Nổi bật, trong đó là nhà giáo mẫu mực, nhà sử học Lê Văn Hưu - người đặt nền móng cho nền Quốc sử Việt Nam.

Lê Văn Hưu sinh năm 1230 ở làng Phủ Lý (nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa). Từ thuở nhỏ, ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi. Lê Văn Hưu đỗ Bảng nhãn khoa thi năm Đinh Mùi (1247) đời vua Trần Thái Tông - khoa thi đầu tiên trong lịch sử nước ta lấy danh vị Tam khôi.

Lễ dâng hương tưởng niệm 701 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu

Lãnh đạo huyện Thiệu Hóa đọc diễn văn kỷ niệm 701 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu.

Trong thời kỳ làm quan, ông được biết đến là người có học vấn uyên thâm, đức độ hơn người, được giao nhiều chức vụ quan trọng của triều đình nhà Trần như: Kiểm pháp quan, Hàn lâm viện học sĩ kiêm quốc sử viện tu giám, làm phó quan cho Thượng tướng quân Trần Quang Khải. Theo lệnh của vua Trần Thái Tông, ông được vào cung giảng sách cho hoàng tử Quang Khải - là bậc vương công toàn tài. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhà giáo Lê Văn Hưu đã trở thành hình tượng gắn liền với truyền thống hiếu học và sự nỗ lực vươn lên trên con đường học vấn không chỉ của người Thanh Hoá mà nhiều nơi trong cả nước.

Lễ dâng hương tưởng niệm 701 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu

Đại biểu và Nhân dân tham dự lễ dâng hương.

Không chỉ là nhà giáo, nhà chính trị, quân sự, nhà văn hoá lớn ở thế kỷ XIII, XIV, mà Lê Văn Hưu là người đặt nền móng cho Quốc sử dân tộc. Bằng sự tinh anh và tài trí, ông đã soạn nên bộ “Đại Việt sử ký” lưu truyền cho muôn đời. Bằng tài năng, đức độ hơn người, Lê Văn Hưu đã ghi tên mình vào “bảng vàng” danh nhân văn hoá Việt Nam - trở thành niềm tự hào của mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa Thiệu Hoá nói riêng và Thanh Hóa nói chung; trở thàng tấm gương trong học tập, rèn luyện.

Lễ dâng hương diễn ra trong không khí thành kính, trang nghiêm, thể hiện sự tri ân của hậu thế đối với công lao, tài năng của Danh nhân văn hóa - Bảng nhãn - Nhà sử học Lê Văn Hưu. Đồng thời, tôn vinh những đóng góp đặc biệt của Nhà sử học Lê Văn Hưu trong lịch sử dân tộc cho nền văn hóa, lịch sử dân tộc; nêu bật truyền thống văn hóa, lịch sử, yêu nước, cách mạng của quê hương Thiệu Hóa cũng như tỉnh Thanh Hóa. Đây cũng là dịp để tuyên truyền, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử, văn hóa cho các thế hệ; nâng cao tinh thần cách mạng, đoàn kết, phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Lễ dâng hương tưởng niệm 701 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu

Đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng các đại biểu cắt băng khai mạc hội chợ.

Nhân dịp này, huyện Thiệu Hóa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham gia. Nổi bật trong đó là hoạt động khai mạc hội chợ sản phẩm đúc đồng truyền thống Trà Đông, sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực huyện Thiệu Hóa năm 2023. Hội chợ trưng bày 45 gian hàng, trong đó, 29 gian hàng trưng bày của làng nghề đúc đồng truyền thống Trà Đông; 5 gian hàng sản phẩm OCOP; 2 gian hàng giới thiệu thân thế, sự nghiệp của Lê Văn Hưu, các thành tựu kinh tế - xã hội của huyện Thiệu Hóa; 4 gian hàng của huyện Yên Định và Thọ Xuân và một số gian hàng trưng bày sản phẩm có lợi thế của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thiệu Hoá.

Lễ dâng hương tưởng niệm 701 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu

Các đại biểu chiêm ngưỡng trình diễn nghề đúc đồng truyền thống.

Lễ dâng hương tưởng niệm 701 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu

Người dân trình diễn nghề đúc đồng truyền thống.

Sau khi cắt băng khai mạc, các đại biểu đã tham quan các gian hàng và chiêm ngưỡng các nghệ nhân, người dân làng nghề trình diễn nghề đúc đồng truyền thống Trà Đông.

Lễ dâng hương tưởng niệm 701 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu

Lễ dâng hương tưởng niệm 701 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu

Lễ dâng hương tưởng niệm 701 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu

Đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng các đại biểu thăm các gian hàng.

Hội chợ nhằm tôn vinh, giới thiệu và quảng bá những tiềm năng văn hóa, du lịch của huyện Thiệu Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung với bạn bè trong nước và quốc tế. Qua đó, thu hút du khách thập phương về với Khu di tích lịch sử quốc gia Đền thờ Nhà sử học Lê Văn Hưu, kết nối với các di tích lịch sử cách mạng trong huyện Thiệu Hóa và các địa phương khác. Đồng thời, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh về văn hóa, nghề truyền thống và những sản vật của huyện Thiệu Hóa và của tỉnh Thanh Hóa.

Nhóm PV CT- XH


Nhóm PV CT- XH

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]