(Baothanhhoa.vn) - Sáng 6-1, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sáng 6-1, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia thảo luận tại tổ.

Tham gia góp ý về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa nhận định, quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch mang tính chiến lược, cơ sở để lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước… Khi chưa có quy hoạch tổng thể quốc gia, việc xây dựng các quy hoạch khác sẽ khó thực hiện. Đồng thời hiện nay, nhiều quy hoạch không còn phù hợp với điều kiện phát triển mới hoặc đã sắp hết hạn, cần nhanh chóng xây dựng để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới của đất nước, của địa phương, của các ngành…

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia thảo luận tại tổ.

Cho ý kiến về định hướng phát triển và phân bố không gian các ngành, lĩnh vực chủ yếu, ĐBQH Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng ở phần định hướng phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh có nên mở rộng không gian phát triển công nghiệp về khu vực phía Tây đường cao tốc Bắc - Nam (phía Đông). Tuy nhiên, đề nghị nên định hướng lại là mở rộng không gian phát triển công nghiệp về khu vực đường Hồ Chí Minh mà tương lai là cao tốc phía Tây. Vì lý do sau: Cao tốc phía Đông hiện tại chủ yếu liên quan khu vực đồng bằng của các tỉnh, do đó nếu phát triển theo định hướng của dự thảo thì chưa thật sự giảm sức ép sử dụng quỹ đất cho đồng bằng. Mà chỉ phát triển ở khu vực đường Hồ Chí Minh (trong tương lai là cao tốc phía Tây) chủ yếu đi qua khu vực trung du, đất đai rộng mới giảm sức ép sử dụng đất cho khu vực đồng bằng, và tạo mở rộng không gian phát triển, động lực phát triển cho khu vực trung du, miền núi của các tỉnh hiện đang cần động lực phát triển.

Về định hướng phát triển các vùng động lực quốc gia: Trong định hướng quy hoạch vùng động lực là phía Bắc là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, ĐBQH Lại Thế Nguyên đề nghị cần nghiên cứu Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị về phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong Nghị quyết số 58 xác định xây dựng Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc. Do đó, trong quy hoạch này phải đưa Thanh Hóa vào vùng động lực phát triển phía Bắc.

Về phát triển các hành lang kinh tế: Trong dự thảo Quy hoạch có định hướng hành lang kinh tế Đông Tây, trong đó có hành lang kinh tế Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội. Đề nghị trong hành lang kinh tế Đông Tây ở phía Bắc nên có thêm một hành lang nữa là Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Thanh Hóa, với lý do sau: Thứ nhất, Thanh Hóa cũng được xác định là một trong các tỉnh Tây Bắc, và lâu nay nhiều chính sách đang được Trung ương cho thực hiện theo các tỉnh Tây Bắc. Thứ hai, 4 tỉnh: Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Thanh Hóa được kết nối qua Quốc lộ 6 và Quốc lộ 15 từ Hòa Bình qua Quan Hóa; Thanh Hóa có Cảng Hàng không Thọ Xuân và Cảng nước sâu Nghi Sơn sẽ rất gần so với sân bay Nội Bài và Cảng Hải Phòng.

Nếu quy hoạch hành lang Đông Tây gồm 4 tỉnh Tây Bắc này sẽ tạo ra không gian phát triển thuận lợi cho 4 tỉnh, tính kết nối vùng, liên vùng sẽ được hiện thực hóa; cũng giảm tải giao thông cho Hà Nội, Hải Phòng.

Về định hướng quy hoạch quốc gia, thống nhất phải bảo vệ diện tích đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nhưng đồng thời cũng tính tới chuyển đất trồng lúa năng suất thấp và đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác, sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Do đó, đề nghị trong quy hoạch phải tính chuyển hướng lượng lớn đất nông nghiệp sang đất phục vụ cho sản xuất công nghiệp và đất dịch vụ là hợp lý, sát yêu cầu phát triển của các tỉnh.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

ĐBQH Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐQBH tỉnh Thanh Hóa phát biểu ý kiến thảo luận tại tổ.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận tại tổ.

Đóng góp ý kiến về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng, lần này nội dung định hướng sử dụng đất quốc gia đưa ra định hướng đảm bảo nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đảm bảo quỹ đất cho phát triển kết cấu hạ tầng; mở rộng diện tích đất khu công nghiệp. Trên thực tế phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất của Thủ tướng Chính phủ cho các địa phương chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đất khu công nghiệp, đất giao thông; với định hướng như vậy thì tới đây lại phải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Về định hướng phát triển giao thông đường sắt, ĐBQH Mai Văn Hải đề nghị cần xác định rõ lộ trình hoàn thiện đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; trong đó phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành để tạo động lực cho sự phát triển. Đề nghị cần bổ sung thêm Thanh Hóa vào vùng động lực kinh tế phía Bắc, đó là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa trở thành một vùng kinh tế động lực phía Bắc của Tổ quốc.

Các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cũng thảo luận, cho ý kiến về đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15, ngày 28-7-2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19; đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 về các chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1-1-2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]