(Baothanhhoa.vn) - Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 4, chiều 22-10, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi); dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

ĐBQH Mai Văn Hải (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý vào dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 4, chiều 22-10, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi); dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

ĐBQH Mai Văn Hải (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý vào dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Tham gia góp ý vào dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng Dự án luật trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này đã được tiếp thu rất nghiêm túc, đầy đủ các ý kiến của các vị ĐBQH tại kỳ họp thứ 3 và hội nghị ĐBQH chuyên trách.

Góp ý cụ thể vào Dự án luật, ĐBQH Mai Văn Hải cho biết: tại khoản 2 Điều 11 của dự thảo Luật quy định việc công khai thông tin đối với số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách cấp xã định kỳ theo quý, 6 tháng, hằng năm là phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quá trình quản lý, sử dụng ngân sách.

Về quy định đề xuất nội dung để Nhân dân bàn và quyết định, đại biểu Mai Văn Hải cho rằng, vấn đề này tại khoản 3 đã có tiếp thu, chỉnh sửa về tỷ lệ phần trăm tổng số hộ gia đình tại thôn, tổ dân phố đồng thuận. Song, việc quy định công dân cư trú tại thôn, tổ dân phố có sáng kiến đề xuất nội dung quy định tại Điều 15 của Luật này là chưa phù hợp, bởi vì: Có 6 nội dung Nhân dân bàn và quyết định tại Điều 15 đã rất cụ thể, rõ ràng, và đề xuất những nội dung này để Nhân dân bàn và quyết định là do trách nhiệm của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, Chủ tịch UBND xã sau khi thống nhất với Ban công tác Mặt trận thôn, Ủy ban MTTQ xã. Vì vậy, những sáng kiến của công dân được đưa ra xem xét bàn và quyết định phải là những nội dung phải nằm ngoài quy định tại Điều 15 dự thảo luật. Việc thu thập, xác định tỷ lệ ý kiến đồng thuận của Nhân dân bằng cách nào? Ai đứng ra? hay chính công dân có sáng kiến đứng ra lấy ý kiến? đây là những vấn đề rất khó để có thể xác định được sự đồng thuận của Nhân dân.

Đại biểu Mai Văn Hải đề nghị bỏ tỷ lệ phần trăm người dân đồng thuận, mà chỉ cần quy định sáng kiến đó có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư, phù hợp với các quy định của pháp luật và được Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tán thành thì báo cáo trưởng thôn, tổ dân phố đưa ra cộng đồng dân cư bàn và quyết định.

Vấn đề Quy định về các hình thức Nhân dân bàn và quyết định được quy định tại Điều 17, trong dự thảo quy định là có 3 hình thức: tổ chức họp, phát phiếu và bằng hình thức trực tuyến, ĐBQH Mai Văn Hải cho rằng việc quy định các hình thức trên là cần thiết. Song, để đảm bảo thực sự dân chủ trong việc bàn và quyết định các công việc của thôn, đề nghị nên quy định hình thức bắt buộc để Nhân dân bàn và quyết định là: Tổ chức cuộc họp của thôn, tổ dân phố.

Còn áp dụng thêm hình thức lấy phiếu đến từng hộ gia đình trong trường hợp cuộc họp không đảm bảo tỷ lệ quy định hoặc có thể phát phiếu đến người già, yếu, ốm đau không thể đi họp được. Hơn nữa, không nên đưa hình thức lấy phiếu là một hình thức độc lập, bởi vì việc phát phiếu rất mất thời gian đối với địa bàn đông dân cư, địa bàn miền núi; việc giám sát phát phiếu, kiểm phiếu và xác nhận kết quả cũng rất khó khăn và rất dễ bị làm sai, hiểu sai, nên đây chỉ là hình thức bổ sung thêm trong trường hợp hội nghị thôn, tổ dân phố không đảm bảo tỷ lệ hộ gia đình đi họp hoặc chỉ áp dụng phát phiếu cho những người ốm đau, già yếu không thể đi họp được .

Về hình thức biểu quyết trực tuyến, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị làm rõ tại sao chỉ áp dụng hình thức trực tuyến trong trường hợp thôn, tổ dân phố bàn và quyết định các công việc quy định tại khoản 6 Điều 15 của luật này. Đề nghị chỉ quy định bắt buộc 1 hình thức là tổ chức cuộc họp của thôn, tổ dân phố và nếu không đảm bảo tỷ lệ họp dân thì kết hợp thêm hình thức lấy phiếu hoặc lấy phiếu đối với người ốm đau, già yếu không đi họp được.

Đối với quy định về tổ chức của Ban Thanh tra Nhân dân xã, phường, thị trấn, đại biểu Mai Văn Hải đề xuất: Ban Thanh tra Nhân dân nên có tối thiểu từ 3 thành viên, và cũng nên quy định giới hạn số lượng là tối đa theo quy định của Luật thanh tra năm 2010 là không quá 11 người hoặc có thể rút xuống không quá 9 người.

Quốc Hương (tổng hợp)


Quốc Hương (tổng hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]