12:16 28/09/2024 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Sáng 28/9, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3.

Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống Nhân dân sau bão số 3

Sáng 28/9, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3.

Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống Nhân dân sau bão số 3

Các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Dự hội nghị tại điểm cầu Trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh; thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh.

Thiệt hại do bão số 3 gây ra là rất nặng nề

Theo thống kê, bão số 3 cùng sự tác động dồn dập trong thời gian rất ngắn của các loại hình thiên tai cực đoan đã gây thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản với 344 người chết, mất tích (318 người chết, 26 người mất tích), 1.976 người bị thương; 281.966 nhà bị hư hỏng, tốc mái, 112.034 nhà bị ngập; 284.472 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại; 61.114 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại; 39.188 ha cây ăn quả bị hư hại; 189.982 ha rừng bị thiệt hại; 35.029ha và 11.832 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; 44.174 con gia súc, 5.604.587 con gia cầm bị chết.

Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống Nhân dân sau bão số 3

Các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Về hạ tầng, bão số 3 đã gây ra 14 sự cố đường dây 500kV, 40 sự cố đường dây 220kV, 190 sự cố đường dây 110kV; 1.678 sự cố đường dây trung thế; 6.151.038 khách hàng bị mất điện, trong đó 432 khu công nghiệp, cụm công nghiệp bị mất điện; 8.290 tuyến cáp quang bị hư hại (7 tuyến cáp trục liên tỉnh, 12 tuyến cáp trục nội tỉnh, 8.271 tuyến truyền dẫn nhánh); 3.755 điểm trường và 852 cơ sở y tế bị ảnh hưởng, thiệt hại.

Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống Nhân dân sau bão số 3

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả do mưa bão (ảnh chụp màn hình).

Trước sự tác động, sức tàn phá rất lớn của cơn bão số 3 trên địa bàn 15 tỉnh, thành phố đã xảy ra 796 sự cố đê điều, bao gồm: 104 sự cố sạt lở đê, 47 sự cố đùn sủi, 186 sự cố thẩm lậu, 205 sự cố lỗ rò thân đê, 13 sự cố nứt mặt đê, 80 sự cố tràn đê... Cùng với đó có tới 820 vị trí trên các tuyến Quốc lộ bị ách tắc (567 vị trí do sạt lở, hư hỏng công trình; 253 vị trí bị ngập do nước lũ dâng cao) và nhiều tuyến đường nội tỉnh bị sạt lở với tổng khối lượng đất đá là 13.348.292 m3; 4 sân bay Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân tạm ngừng khai thác trong ngày 7/9 khi bão đổ bộ. Bão cũng làm 2.211 công trình thủy lợi bị hư hỏng; 1.306 công trình nước sạch bị hư hỏng. Tổng thiệt hại kinh tế ước tính trên 81.503 tỷ đồng.

Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống Nhân dân sau bão số 3

Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống Nhân dân sau bão số 3

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tại Thanh Hóa, theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT,TKCN&PTDS tỉnh, bão số 3 và mưa lũ sau bão đã làm 1 người chết, 2 người bị thương; 282 nhà bị hư hỏng; 19 hộ phải di dời khẩn cấp; 2.446 ha lúa, 639 ha hoa màu, rau màu, 1.191 ha cây trồng hàng năm, 14,5 ha cây ăn quả bị thiệt hại; 284 ha ao nuôi cá truyền thống, 87 m3 lồng bè bị thiệt hại; 3.190 m kênh mương, 5 đập, 10 cống, 9.037 m bờ sông (suối), bãi sông bị sạt lở, hư hỏng, thiệt hại; 17 trường/điểm trường bị hư hỏng, ảnh hưởng. Các tuyến đường giao thông bị sạt lở taluy dương với khối lượng 132.665 m3, sạt lở taluy dương với chiều dài 11.209m; 7 cột điện trung, cao thế và 259 cây cột điện hạ thế bị hư hỏng và nhiều thiệt hại khác. Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 430 tỷ đồng.

Đối với bão số 4 và mưa, lũ từ ngày 17/9 đến ngày 24/9/2024 làm 207 nhà bị hư hỏng; 11 hộ phải di dời khẩn cấp; 760 ha lúa, 2.036 ha hoa màu, rau màu, 1.255 ha cây trồng hàng năm, 67 ha cây ăn quả bị ngập, thiệt hại; 25 con gia súc, 1.496 con gia cầm bị chết; 778 ha ao nuôi cá truyền thống, 525 m3 lồng bè bị ngập, thiệt hại; 3 sự cố đê điều, 406 m kênh mương, 10 cống, 1.320 m bờ sông (suối), bãi sông, 1 đập thủy lợi bị sạt lở, hư hỏng, thiệt hại; 16 điểm trường bị hư hỏng, ảnh hưởng...

Chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả kịp thời

Xác định đây là cơn bão có cường độ rất mạnh, sức tàn phá rất lớn, cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở đã tích cực, chủ động vào cuộc chỉ đạo, quyết liệt triển khai công tác ứng phó với bão, lũ theo đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được phân công; người dân cũng đã chủ động, tự giác phòng, chống, ứng phó nên đã góp phần giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lũ.

Ngay sau khi xảy ra thiên tai, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã trực tiếp đến những khu vực bị ảnh hưởng của mưa, lũ, bão để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả và thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại.

Ngày 9/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có Thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3, đồng thời đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung cao độ triển khai các kế hoạch, phương án khắc phục hậu quả cơn bão; ngày 12/9, đồng chí trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả tại Tuyên Quang, Phú Thọ.

Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống Nhân dân sau bão số 3

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định trích dự phòng ngân sách Trung ương, xuất cấp gạo từ dự trữ quốc gia (350 tỷ đồng và 432,585 tấn gạo) để các địa phương, cơ quan thực hiện các chính sách hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại và cứu trợ cho người dân có nguy cơ thiếu đói.

Huy động lực lượng hỗ trợ người dân khôi phục nhà ở; trong đó chiều ngày 21/9 tỉnh Lào Cai đã bàn giao 25 căn nhà tạm cư mới cho các hộ dân bị mất nhà và khởi công xây dựng, tái thiết khu dân cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên và triển khai thực hiện 4 dự án bố trí dân cư tập trung cho 299 hộ dự kiến hoàn thành trước 31/12/2024.

Với sự chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến ngày 21/9, đã khắc phục, sửa chữa xong toàn bộ 235 trạm BTS bị sự cố, dịch vụ khách hàng đã được khôi phục. Đến ngày 25/9 cơ bản đã hoàn thành khắc phục sự cố về hệ thống điện và cấp điện trở lại cho 99,7% khách hàng. Đến ngày 22/9, các tuyến quốc lộ đã thông tuyến...

Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống Nhân dân sau bão số 3

Các điểm cầu dự hội nghị (ảnh chụp màn hình).

Với truyền thống và tinh thần “tương thân, tương ái”, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tính đến hết ngày 25/9/2024, các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ, chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương với tổng số tiền là 1.764 tỷ đồng (đã phân bổ 1.035 tỷ đồng/26 tỉnh, thành phố); Ban Vận động cứu trợ cấp tỉnh, thành phố của 26 địa phương đã tiếp nhận 1.654,3 tỷ đồng. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm đã quyên góp kinh phí, hiện vật để hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ lụt.

Lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế gửi điện thăm hỏi, chia sẻ với Việt Nam về thiệt hại do bão lũ. Các quốc gia và tổ chức quốc tế đã cam kết hỗ trợ trên 22 triệu USD cho Việt Nam để khắc phục hậu quả thiên tai...

Nhanh chóng phục hồi, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống Nhân dân

Tại hội nghị, các bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương đã đánh giá làm rõ thêm những thiệt hại do bão số 3 gây ra cũng như công tác dự báo, cảnh báo, lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả của các bộ, ngành, địa phương. Các đại biểu cũng chỉ rõ những bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả do siêu bão số 3 gây ra và đề xuất các giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống Nhân dân sau bão số 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, một lần nữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh sự ảnh hưởng nặng nề cả về tinh thần và vật chất do cơn bão số 3 gây ra, trong đó có những mất mát không bao giờ bù đắp được. Đồng thời nêu bật sự chỉ đạo quyết liệt của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ; sự vào cuộc cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra theo phương châm “4 tại chỗ”; sự phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng trong thời khắc “nước sôi lửa bỏng” của các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng.

Thủ tướng biểu dương các thành viên Chính phủ, bộ trưởng, trưởng ngành, các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các lực lượng chủ công như Quân đội, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Điện lực, Viễn thông phải trực tiếp ứng phó tại hiện trường; cảm ơn Nhân dân đã luôn chia sẻ, đồng hành, rất ủng hộ và tin tưởng vào Đảng, Nhà nước để ứng phó và khắc phục hậu quả bão số 3.

Thủ tướng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quá trình ứng phó, khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra; đồng thời nhấn mạnh 5 bài học kinh nghiệm đó là: Công tác cảnh báo, dự báo phải kịp thời, chính xác, từ sớm, từ xa; công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải bám sát tình hình thực tế, quyết liệt, quyết đoán, có trọng tâm, trọng điểm, tất cả vì lợi ích của Nhân dân, đất nước; đặt mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân, Nhà nước lên trên hết, huy động mọi nguồn lực theo phương châm “4 tại chỗ” để phòng, chống, khắc phục hậu quả do mưa bão; các bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, quyền hạn chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả; coi trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kỹ năng trong quá trình phòng, chống, khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra.

Từ những hạn chế, khó khăn được chỉ rõ và những bài học kinh nghiệm được rút ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp với mục tiêu không để người dân bị thiếu ăn, thiếu mặc, đói rét, thiếu chỗ ở; học sinh phải được đến trường, bệnh nhân được khám chữa bệnh chu đáo; nhanh chóng khôi phục lại sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống Nhân dân.

Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống Nhân dân sau bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bám sát và thực hiện tốt nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ. Trong đó lưu ý Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất kinh phí hỗ trợ các địa phương.

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát khắc phục hạ tầng giao thông, nước, viễn thông; hoàn thiện thể chế, các nghị định, thông tư về hỗ trợ khắc phục do bão lũ gây ra. Tiếp tục quan tâm hỗ trợ các gia đình bị mất nhà cửa phải xây dựng lại. Nhiệm vụ này phải được hoàn thành chậm nhất trước ngày 31/12/2024 theo quan điểm “3 cứng” (mái cứng, nền cứng, vách cứng).

Thủ tướng cũng yêu cầu các ngành, địa phương khắc phục ngay các cơ sở trường học, trạm xá, bệnh viện bị hư hỏng. Rà soát thực hiện hiệu quả các chính sách đối với các đối tượng bị tác động.

Riêng việc xây dựng lại cầu Phong Châu, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp xây dựng xong trong năm 2025.

Với tinh thần “tất cả vì Nhân dân, tất cả vì sự phát triển đất nước” Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Phong Sắc


Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]