(Baothanhhoa.vn) - Đến giờ thì tôi đã thấy sự hạn hẹp về tầm nhìn và định kiến của mình. Là bởi, tuần trước, sau rất nhiều lần lỡ hẹn, tôi đã bố trí được thời gian thăm mô hình kinh tế của đứa cháu họ nơi quê nhà.

Suy nghĩ thiển cận

Đến giờ thì tôi đã thấy sự hạn hẹp về tầm nhìn và định kiến của mình. Là bởi, tuần trước, sau rất nhiều lần lỡ hẹn, tôi đã bố trí được thời gian thăm mô hình kinh tế của đứa cháu họ nơi quê nhà.

Suy nghĩ thiển cận

Ảnh minh họa.

Đó là một vùng chiêm trũng, trên mảnh đất ấy từ bé tôi đã quen với cảnh mùa nước ngập nông dân chèo thuyền dùng hái nhặt từng bông lúa chìm trong biển nước, cái đói ập đến rất nhanh chỉ sau mùa gặt chừng hơn tháng. Những ao nuôi cũng trắng băng. Vậy nên, nhiều đứa trẻ bị người lớn hối thúc phải học thật giỏi để vào các trường đại học tốp đầu những mong sớm thoát khỏi cảnh lao động nông nghiệp. Cháu họ tôi cũng trong số ấy. Nó học khá từ bậc tiểu học và giữ phong độ cho đến tận kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhiều người, trong đó có tôi chờ đợi nó sẽ vào một trường đại học khối kỹ thuật, vì chúng tôi cảm nhận được nó có khả năng. Nhưng rồi nó đã bất ngờ “bẻ lái”, chọn con đường gọi là đi học nghề, rất đặc biệt. Tôi biết tin nó không thi đại học bằng cái thở dài tiếc nuối. Dĩ nhiên bố mẹ nó thì buồn bực hơn thế rất nhiều.

Sau kỳ thi tốt nghiệp nó bày tỏ mong muốn được đi xuất khẩu lao động. Quan điểm của nó là đi làm thuê để trở về làm chủ.

Có như thế mới nhanh thoát được cảnh làm nông nghiệp phụ thuộc thời vụ, thời tiết và sự bấp bênh của thị trường. Tư duy lúc ấy của nó không được nhiều người ủng hộ. Việc đi học đại học, ra trường làm kỹ sư, làm thầy, được nhiều người chọn hơn là con đường làm thợ, thậm chí là phải đi làm thuê ở xứ người biền biệt mấy năm. Nhưng nó đã quyết, nên quyết liệt thuyết phục gia đình đầu tư cho nó đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Hết thời gian hợp đồng làm việc nó về nước, và sau đó một thời gian lại tiếp tục xin đi lao động lần thứ hai tại Hàn Quốc, bởi nó thấy lưng vốn, lớn hơn là kinh nghiệm, tay nghề chưa đủ để nó nuôi ước mơ lớn.

Và giờ, tôi bất ngờ với cơ ngơi của nó. Một mô hình kinh tế tổng hợp được nó thực hiện trên chính cánh đồng chiêm trũng của làng, ở đó vừa có sản xuất, vừa làm dịch vụ, và đều áp dụng biện pháp quản lý, kỹ thuật tiên tiến. Tư duy ấy theo nó cho biết là tiếp thu từ quá trình làm việc ở nước ngoài. Hai chuyến xuất ngoại để làm thuê đã giúp nó trở thành ông chủ hôm nay.

Giờ thì tôi lại cứ vẩn vơ câu hỏi trong đầu là vì sao cứ nhất thiết phải chọn con đường đi học đại học để lập thân, lập nghiệp, vừa tốn kém lại không có sự bảo đảm chắc chắn. Tôi từng rất thiển cận và mặc cảm với cách chọn đường đi của cháu họ mình, và bây giờ tôi biết mình đã sai. Bởi vì không chỉ cháu họ tôi thành công, mà còn có rất nhiều ông chủ trẻ đang lập nghiệp ngay tại làng quê của mình sau khi xuất khẩu lao động trở về. Tất nhiên cũng có nhiều người không chí thú, sau khi có lưng vốn trở về nước đã nhanh chóng tiêu hết. Vấn đề đặt ra là mỗi người phải xác định rõ mục tiêu, đường đi và cách tiếp cận tương lai. Không nên cho rằng xuất khẩu lao động là con đường cuối cùng; và cũng không nên xem xuất khẩu lao động là đi làm thuê để lấy tiền, mà phải xem đó là cơ hội tích lũy vốn liếng, kinh nghiệm để phát huy khi trở về.

Hạnh Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]