(Baothanhhoa.vn) - Một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện rõ nhất vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương là việc ban hành các nghị quyết, làm cơ sở cho UBND các cấp triển khai thực hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là nhiệm vụ đã và đang được HĐND tỉnh Thanh Hóa triển khai nghiêm túc, hiệu quả.

Quyết định những vấn đề quan trọng

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện rõ nhất vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương là việc ban hành các nghị quyết, làm cơ sở cho UBND các cấp triển khai thực hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là nhiệm vụ đã và đang được HĐND tỉnh Thanh Hóa triển khai nghiêm túc, hiệu quả.

Quyết định những vấn đề quan trọng

Ảnh minh họa.

Trong 7 tháng năm 2024, HĐND tỉnh đã ban hành 98 nghị quyết (Kỳ họp thứ 18 ban hành 41 nghị quyết; Kỳ họp thứ 19 ban hành 33 nghị quyết; Kỳ họp thứ 19 (lần 2) ban hành 1 nghị quyết; Kỳ họp thứ 20 ban hành 16 nghị quyết; Kỳ họp thứ 21 thông qua 7 nghị quyết).

Điển hình là tại Kỳ họp thứ 21 (diễn ra vào chiều 30/7 vừa qua), HĐND tỉnh đã thông qua 7 nghị quyết rất quan trọng, như: Kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2025 của tỉnh Thanh Hóa (lần 1); Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng 68 trụ sở làm việc công an xã, thị trấn thuộc Công an tỉnh Thanh Hóa năm 2024; Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Thanh Hóa; Nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 (đợt 4)...

Để các nghị quyết sớm đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả thiết thực, phát biểu bế mạc kỳ họp, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đã đề nghị UBND tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhanh chóng triển khai các nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua. Đồng thời, yêu cầu Thường trực HĐND, các ban của HĐND, các tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh, tiến hành giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện, nhằm bảo đảm các nghị quyết được triển khai kịp thời, hiệu quả, đúng quy định. Ngoài ra, đồng chí cũng yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị tập trung rà soát các nghị quyết không còn phù hợp, hoặc không mang lại hiệu quả, để kịp thời kiến nghị HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn...

Việc ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh đã được thực hiện theo đúng quy trình và quy định của pháp luật. Trong quá trình chuẩn bị, giữa Thường trực HĐND, các ban của HĐND với UBND tỉnh và các cơ quan chủ trì soạn thảo, luôn có sự phối hợp rất chặt chẽ, đồng bộ và trách nhiệm. Các nghị quyết được xem xét và ban hành đã kịp thời thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành cơ chế, chính sách của địa phương. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành chỉ đạo thực hiện, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh- quốc phòng, xây dựng chính quyền. Đồng thời, đã kịp thời giải quyết, tháo gỡ nhiều vấn đề cấp bách đặt ra trong thực tiễn. Ngoài ra, sau khi nghị quyết được thông qua, Thường trực HĐND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời, phân công các ban, tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc cụ thể hóa, phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các nghị quyết ở các ngành, địa phương, đơn vị liên quan.

Các nghị quyết được HĐND tỉnh thông qua, đã và đang góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Cụ thể là trong 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 11,5%. Các lĩnh vực sản xuất đều có bước phát triển, nhiều chỉ tiêu chủ yếu tăng cao so với cùng kỳ. Thu ngân sách Nhà nước vượt nhiều so với dự toán và so với cùng kỳ. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đứng đầu các tỉnh, thành phố trong cả nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 tăng 17 bậc... Một điểm sáng nữa là việc triển khai các công trình, dự án trọng điểm, đặc biệt là dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) đoạn qua địa bàn Thanh Hóa và dự án đường dây 200kV Nậm Sum - Nông Cống, được thực hiện quyết liệt, hiệu quả.

Cùng với đó, hệ thống thể chế, quy chế, quy định, cơ chế, chính sách, quy hoạch tiếp tục được bổ sung, sửa đổi, ban hành mới, ngày càng hoàn thiện. Nhiều khó khăn, vướng mắc được tập trung chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo an sinh xã hội... tiếp tục chuyển biến tiến bộ. Đặc biệt, cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ, sâu rộng, huy động các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng tham gia...

Có thể khẳng định, việc HĐND tỉnh xem xét và ban hành các nghị quyết sát, đúng với yêu cầu thực tiễn, cũng như tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh, đang và sẽ tiếp tục tạo cơ sở pháp lý để chính quyền các cấp triển khai thực hiện. Qua đó, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra trong năm 2024.

Hoàng Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]