14:39 24/09/2024 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Sáng 24/9, đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của mưa lũ tại huyện Thường Xuân.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh kiểm tra công tác khắc phục mưa lũ tại Thường Xuân

Sáng 24/9, đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của mưa lũ tại huyện Thường Xuân.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh kiểm tra công tác khắc phục mưa lũ tại Thường Xuân

Phó Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Tuấn Sinh cùng đoàn công tác kiểm tra khu vực bị ngập lụt tại xã Xuân Cao.

Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Ủy ban MTTQ tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy...

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc, từ đêm 21/9 đến sáng 23/9 trên địa bàn huyện Thường Xuân có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa đo được phổ biến từ 200 - 250 mm. Mưa lớn khiến thủy điện Hủa Na xả nước về hồ Cửa Đạt, kết hợp với lượng mưa trên địa bàn huyện và hồ Cửa Đạt, hồ Thủy điện Xuân Minh thực hiện xả lũ đã gây ngập lụt tại các xã vùng thấp Xuân Cao, Thọ Thanh, Xuân Dương, Ngọc Phụng, thị trấn Thường Xuân. Tại các xã vùng cao, nước sông suối lên cao gây chia cắt tất cả các điểm đường tràn, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của Nhân dân.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh kiểm tra công tác khắc phục mưa lũ tại Thường Xuân

Phó Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Tuấn Sinh trao quà hỗ trợ cho người dân phải sơ tán khỏi khu vực bị sạt lở đồi dốc Chùa, xã Tân Thành.

Theo thống kê, mưa lũ đã làm 16 nhà dân ở các xã Luận Khê, Tân Thành, Xuân Thắng, Yên Nhân, Xuân Chinh, Bát Mọt bị sạt lở; ngập úng 4 hộ dân tại xã Ngọc Phụng; sạt lở đất tại trạm bảo tồn thôn Phống, xã Bát Mọt. Cô lập cục bộ 2.463 hộ, với 9.928 nhân khẩu tại các xã Ngọc Phụng, Tân Thành, Luận Khê, Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Cao và thị trấn Thường Xuân.

Trước thực trạng trên, huyện Thường Xuân đã di dời 273 hộ, với 1.057 nhân khẩu đến nơi an toàn (Bát Mọt 16 hộ/60 nhân khẩu; Yên Nhân 25 hộ/88 nhân khẩu; Lương Sơn 4 hộ/18 nhân khẩu; Ngọc Phụng 152 hộ/598 nhân khẩu; Xuân Dương 70 hộ/270 nhân khẩu; Tân Thành 6 hộ/23 nhân khẩu).

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh kiểm tra công tác khắc phục mưa lũ tại Thường Xuân

Phó Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Tuấn Sinh cùng đoàn công tác kiểm tra sự cố cầu tràn Bến Nhạ, xã Tân Thành bị gãy đứt trôi đoạn đầu cầu.

Mưa lũ cũng gây sạt lở một số điểm giao thông tại các xã Bát Mọt và Xuân Chinh với khối lượng 388m3 đất đá; cầu tràn Bến Nhạ bị gãy đứt trôi đoạn đầu cầu...

Mưa lũ gây ngập úng khoảng 371,17ha cây trồng các loại; 1.250 con gia cầm bị thiệt hại do sạt lở và 7 con bò bị cuốn trôi; 1,31ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại và 15 lồng cá bị cuốn trôi...

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh kiểm tra công tác khắc phục mưa lũ tại Thường Xuân

Phó Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Tuấn Sinh trao quà hỗ trợ cho các hộ dân thôn Xuân Thắng, xã Xuân Cao bị ngập lụt phải sơ tán.

Đến kiểm tra khu vực bị ngập lụt và thăm hỏi 8 hộ dân thôn Xuân Thắng, xã Xuân Cao và các hộ dân có nguy cơ bị sạt lở phải sơ tán tại thôn Thành Lãm, xã Tân Thành, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Tuấn Sinh đã thăm hỏi, động viên, tặng quà cho các gia đình, đồng thời trao tiền hỗ trợ cho các hộ thuộc diện sơ tán. Kiểm tra cầu tràn Bến Nhạ, Phó Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu huyện Thường Xuân tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố và phương án đầu tư xử lý lâu dài bảo đảm an toàn giao thông cho người dân. Cùng với đó, tổ chức bố trí người trực gác, hướng dẫn giao thông,... không cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh kiểm tra công tác khắc phục mưa lũ tại Thường Xuân

Phó Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Tuấn Sinh cùng đoàn công tác kiểm tra khu vực bị sạt lở đồi dốc Chùa, xã Tân Thành.

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh uỷ đề nghị huyện Thường Xuân tiếp tục theo dõi sát diễn biến thời tiết để kịp thời tổ chức sơ tán người và di dời tài sản của Nhân dân ra khỏi vùng bị sạt lở, sụt lún và có nguy cơ cao sạt lở đất đến nơi an toàn; hỗ trợ người dân các điều kiện sinh hoạt tại nơi sơ tán. Tập trung chỉ đạo UBND các xã, thị trấn cùng các lực lượng chức năng với phương châm “4 tại chỗ” để chỉ đạo khắc phục thiệt hại trước mắt. Phối hợp với các đơn vị quản lý giao thông khẩn trương khắc phục điểm sạt lở. Huy động bà con Nhân dân thu hoạch diện tích lúa có nguy cơ ngập úng và chuẩn bị các điệu kiện khôi phục sản xuất.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]