Phát triển làng nghề gắn với du lịch
Phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã giải quyết được việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Nhất là, việc phát triển làng nghề gắn với du lịch đã thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Sản xuất hàng chiếu cói thủ công tại xã Nga Thủy (Nga Sơn).
Nghề làm nón lá Trường Giang (Nông Cống) được công nhận là làng nghề truyền thống, đây là nền tảng để làng nghề tiếp tục phát huy tiềm năng để thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Trải qua thời gian, bằng bàn tay khéo léo, người dân làng nghề đã làm ra những sản phẩm tinh xảo, mang đậm sắc thái văn hóa địa phương. Ông Lê Văn Liêm, Chủ tịch UBND xã Trường Giang, cho biết: Địa phương luôn chú trọng đến công tác gìn giữ và truyền dạy để nghề không ngừng phát triển. Làng nghề hiện có 900 hộ làm nghề, giải quyết việc làm cho khoảng 2.000 lao động. Để thích ứng linh hoạt với thị trường, từ cách thức làm nón truyền thống, người dân đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu cho sản phẩm hàng hóa và phục vụ du khách. Khi gắn kết với du lịch, nón lá trở thành món quà lưu niệm ý nghĩa cho du khách bốn phương.
Toàn tỉnh hiện có 36 nghề, với hơn 120 làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 75 làng nghề, làng có nghề truyền thống đã được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận làng nghề, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Nhiều làng nghề có lịch sử hình thành lâu đời, nhiều sản phẩm nổi tiếng được du khách gần xa biết đến, như chiếu cói và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cói ở huyện Nga Sơn; mộc Đạt Tài, xã Hoằng Hà (Hoằng Hóa); ươm tơ dệt lụa Hồng Đô, thị trấn Vạn Hà và đúc đồng Thiệu Trung (Thiệu Hóa); sản xuất đồ lưu niệm bằng vỏ ốc ở TP Sầm Sơn... Đây là điều kiện thuận lợi để gắn kết, phát triển làng nghề gắn với du lịch. Mỗi sản phẩm làng nghề không chỉ là hàng hóa thông thường mà còn là nơi gửi gắm tâm hồn, tài năng, thể hiện khiếu thẩm mỹ, kết tinh sự sáng tạo, tinh thần lao động của người làm nghề. Khách du lịch đến với làng nghề không chỉ để tham quan các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh mà trên hết là để thưởng thức tinh hoa nghề của những người thợ thủ công với bàn tay khéo léo, sáng tạo..., từ đó tìm hiểu và khám phá các giá trị truyền thống. Bên cạnh đó, khách du lịch khi đến với làng nghề còn có thể trải nghiệm, tham gia vào quá trình sản xuất, vào một số công đoạn chế tác sản phẩm, hiểu thêm về văn hóa làng nghề.
Tuy nhiên, phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, như kiến thức, kinh nghiệm phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa nhiều. Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch nông thôn... còn thấp. Công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm du lịch làng nghề còn yếu; thiếu gắn kết giữa chính quyền địa phương, người dân với các doanh nghiệp lữ hành. Nguồn kinh phí dành cho phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa nhiều... Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường và năng lực của đội ngũ quản lý Nhà nước về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế cũng là một trở ngại lớn để phát triển du lịch làng nghề truyền thống.
Thời gian tới, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm về phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống; tăng cường đào tạo kỹ năng hướng dẫn du lịch cho người dân làng nghề. Tạo sự liên kết phát triển du lịch chặt chẽ giữa các ngành chức năng với các công ty lữ hành trong và ngoài nước. Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường, đảm bảo môi trường cho các khu, điểm du lịch.
Việc định hướng phát triển du lịch dựa trên khai thác giá trị nông nghiệp, nông thôn, nhất là phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống; sản phẩm du lịch cộng đồng; mô hình liên kết chuỗi du lịch - nông nghiệp; kết nối giữa làng nghề với lễ hội và di tích lịch sử, hình thành các tua du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm... sẽ đem lại lợi ích lớn, vừa góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, vừa nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.
Bài và ảnh: Lương Khánh
{name} - {time}
-
8 giờ trước
Quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh có điều kiện
-
8 giờ trước
Khóa học an toàn lao động: Tầm quan trọng đối với người lao động và doanh nghiệp
-
22:40 07/06/2022
Mở rộng diện tích cây trồng sản xuất theo hướng liên kết
EVNNPC diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
5 tháng đầu năm, Công ty Điện lực Thanh Hoá lắp đặt được gần 112.500 công tơ điện tử
Nông dân Thanh Hóa dồn sức thu hoạch lúa đông xuân
Dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thanh Hóa tăng trưởng 7,8%
Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tại Thanh Hóa đạt gần 50% kế hoạch
BIDV Chi nhánh Lam Sơn chính thức hoạt động tại địa điểm mới
Sắp có khu đô thị 47,68 ha ven sông Hoằng Hóa
Ưu đãi 50% cho khách hàng đăng ký gói trả sau VinaPhone
Hợp tác quốc tế mang vốn vay cho các hộ kinh doanh
Địa phương
Thời tiết
- 21°C - 26°CNhiều mây, không mưa
- 23°C - 28°CCó mây, không mưa
- Vé Điện Tử
- Thuê xe có tài xế tại xedulichmiennam.com
- Vietnamtour.in - Vietnam Tours from India