(Baothanhhoa.vn) - Xác định phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) là một trong những giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, những năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, đến nay việc phát triển các sản phẩm CNNT trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn.

Phát triển công nghiệp nông thôn còn nhiều khó khăn

Xác định phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) là một trong những giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, những năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, đến nay việc phát triển các sản phẩm CNNT trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn.

Phát triển công nghiệp nông thôn còn nhiều khó khănCơ sở sản xuất bánh đa nem tại xã Đông Văn (Đông Sơn).

Tỉnh Thanh Hóa hiện có 118 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Phần lớn, việc sản xuất các sản phẩm CNNT được tập trung tại các làng nghề này. Nhiều ngành nghề đã từng bước thích nghi với sự phát triển của kinh tế thị trường, phát huy tiềm năng, lợi thế và mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động. Hiện, có 2 nhóm nghề hoạt động có hiệu quả, đó là: chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm và sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp. Hằng năm, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để huy động nguồn lực tham gia đầu tư phát triển sản xuất CNNT; hỗ trợ các cơ sở sản xuất CNNT phát triển sản xuất góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH. Bên cạnh đó, chú trọng tổ chức tập huấn nâng cao tay nghề cho người lao động, hỗ trợ các cơ sở CNNT mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị và cải tiến công nghệ,... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tạo môi trường làm việc thuận lợi, an toàn cho người lao động. Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các cơ sở tham gia các hội chợ, triển lãm; xây dựng, đăng ký nhãn hiệu và đầu tư xây dựng các cửa hàng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm... Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các sản phẩm CNNT chưa có thị trường tiêu thụ ổn định và chưa chú trọng mở rộng quy mô sản xuất. Phần lớn các cơ sở vẫn trong tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến tính cạnh tranh trên thị trường không cao. Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng còn gặp nhiều khó khăn nên việc đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, trong hoạt động thương mại cũng có nhiều bất cập... Những khó khăn này đã khiến sản phẩm CNNT của tỉnh chưa phát huy được hết tiềm năng vốn có.

Là một trong những huyện miền núi có các sản phẩm CNNT đa dạng, Cẩm Thủy đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm khôi phục, phát triển, nhân cấy nghề mới để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Hiện, huyện có hơn 2.700 cơ sở đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực, với các sản phẩm CNNT, như: thổ cẩm, mây tre đan, miến dong, đồ gỗ, dệt may, thêu ren... Tuy nhiên, hầu hết việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm CNNT trên địa bàn huyện đều có quy mô nhỏ lẻ, phát triển thiếu bền vững, khả năng tiếp cận với thị trường chưa cao; thiếu lao động có tay nghề cao. Nhiều cơ sở sản xuất chưa chú trọng thay đổi thiết kế, mẫu mã để tạo được sự khác biệt nên giá trị hàng hóa thấp, khó đáp ứng được các đơn hàng lớn. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm bấp bênh nên người dân chưa mạnh dạn đầu tư các loại máy móc hiện đại. Vì vậy, huyện Cẩm Thủy hiện đang tập trung thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm CNNT, như: khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng; phát triển nghề làm miến dong truyền thống; chế biến nông, lâm sản,... Đi đôi với đó, huyện thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp, cơ sở nhằm chia sẻ những khó khăn, vướng mắc để hỗ trợ và đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ ổn định sản xuất, tạo việc làm cho người lao động. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo, hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Để tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm CNNT, thời gian tới các địa phương chú trọng hơn trong việc xác định sản phẩm mũi nhọn, từ đó quan tâm tới việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm, đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao để không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đi đôi với đó, thông qua các chương trình, dự án, các địa phương thực hiện lồng ghép nguồn kinh phí nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất CNNT ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, để tiếp tục nâng cao hiệu quả CNNT các địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phát triển các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, hiệp hội ngành nghề,... để đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm... Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cần chủ động cập nhật thông tin, tìm kiếm thị trường; đầu tư đổi mới công nghệ, học hỏi kỹ năng và kiến thức quản lý.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]