(Baothanhhoa.vn) - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa (Agribank Hoằng Hóa) trực thuộc Agribank Bắc Thanh Hóa luôn bám sát địa bàn hoạt động và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để triển khai các gói tín dụng phù hợp. Nguồn vốn của Agribank Hoằng Hóa đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần hoàn thành các mục tiêu XDNTM nâng cao ở địa phương.

Phát huy hiệu quả vốn tín dụng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoằng Hóa

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa (Agribank Hoằng Hóa) trực thuộc Agribank Bắc Thanh Hóa luôn bám sát địa bàn hoạt động và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để triển khai các gói tín dụng phù hợp. Nguồn vốn của Agribank Hoằng Hóa đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần hoàn thành các mục tiêu XDNTM nâng cao ở địa phương.

Phát huy hiệu quả vốn tín dụng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoằng HóaGia đình anh Lê Ngọc Nam ở thôn Hạ Vũ 1, xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) được Agribank Hoằng Hóa cho vay vốn đầu tư phát triển kinh tế hiệu quả.

Để tìm hiểu về hiệu quả nguồn vốn vay của Agribank Hoằng Hóa, chúng tôi đến cơ sở sản xuất đồ gỗ gia dụng của gia đình anh Lê Gia Sản, thôn Hạ Vũ, xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa). Trong khu nhà xưởng rộng hàng trăm m2 được chia thành nhiều khu, gần chục người thợ đang miệt mài với công việc của mình, gia công, chế tạo các loại sập, tủ, giường, bàn, ghế, đồ thờ... Anh Sản cho biết: Đồng hành với những bước đi của gia đình luôn có dấu ấn từ nguồn vốn vay của Agribank Hoằng Hóa. Từ vài trăm triệu đồng lúc khởi nghiệp đến nay anh Sản đã được Agribank Hoằng Hóa cho vay 1 tỷ đồng. Với nguồn vốn trên anh đã đầu tư xây dựng nhà xưởng quy mô, mua máy móc, thiết bị, tuyển thêm lao động để sản xuất các sản phẩm đồ gỗ có độ tinh xảo, kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của khách hàng. Nhờ thay đổi phương thức làm ăn, hỗ trợ vốn kịp thời từ Agribank Hoằng Hóa, cơ sở sản xuất của gia đình anh đã ngày càng lớn mạnh, chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên và được nhiều khách hàng tìm đến đặt hàng. Đến nay, cơ sở sản xuất của anh Sản đang tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động với mức thu nhập từ 7 đến 10 triệu đồng/người/tháng. Sản xuất phát triển ổn định nên anh Sản luôn thực hiện việc trả tiền gốc, tiền lãi đúng thời gian quy định...

Gia đình anh Lê Ngọc Nam ở thôn Hạ Vũ 1, xã Hoằng Đạt cũng được Agribank Hoằng Hóa cho vay 2 tỷ đồng đầu tư hạ tầng phát triển hơn 3 ha sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trồng các loại cây, như: dâu tây, dưa Kim Hoàng hậu, dưa chuột... trong nhà lưới. Hiện nay, gia đình anh đang tạo việc làm cho 7 lao động với thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu hàng năm đạt hơn 1 tỷ đồng. Việc trả tiền gốc, tiền lãi được anh Nam thực hiện nghiêm túc, đúng quy định...

Hiện, hàng nghìn hộ gia đình trên địa bàn huyện đang được Agribank Hoằng Hóa cho vay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh các loại hình dịch vụ, phát triển kinh tế trang trại, gia trại mang lại thu nhập cao. Đánh giá về kết quả triển khai thực hiện hoạt động kinh doanh thời gian qua của đơn vị, ông Lê Nguyên Anh, Giám đốc Agribank Hoằng Hóa cho biết: Phát huy thế mạnh của mình, chi nhánh luôn bám sát địa bàn hoạt động và định hướng phát triển kinh tế- xã hội hằng năm của địa phương để triển khai các gói tín dụng phù hợp. Trong đó tập trung đầu tư tín dụng vào các dự án phát triển kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn. Nguồn vốn vay từ Agribank Hoằng Hóa đã trở thành động lực quan trọng, giúp nhiều hộ gia đình ở các xã, thị trấn trong huyện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, tăng thu nhập trên từng đơn vị diện tích đất canh tác. Tính đến cuối tháng 8-2023, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 3.122,4 tỷ đồng, với 14.402 khách hàng đang vay vốn; trong đó, dư nợ hộ sản xuất, kinh doanh chiếm tỷ trọng 87,03% tổng dư nợ.

Để bảo đảm quản lý hiệu quả nguồn vốn cho vay, Agribank Hoằng Hóa chú trọng thực hiện tốt công tác thẩm định hồ sơ vay vốn; tăng cường giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các hộ vay sau khi được giải ngân vốn. Chủ động phối hợp với ban chỉ đạo đầu tư vốn của các xã, thị trấn; đồng thời phân công cán bộ tín dụng thường xuyên phối hợp với đội ngũ tổ trưởng tổ vay vốn để hướng dẫn các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích vay, đôn đốc thu hồi tiền gốc, tiền lãi đúng thời gian quy định. Do vậy, chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát, bảo đảm an toàn. Công tác kế toán, ngân quỹ luôn bảo đảm nhanh, gọn, cập nhật kịp thời theo yêu cầu.

Thời gian tới, Agribank Hoằng Hóa tiếp tục tập trung ưu tiên vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi vay, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng nguồn vốn vay, đồng thời duy trì lịch giao ban định kỳ tại các xã, thị trấn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường phối hợp với ban chỉ đạo đầu tư vốn của huyện, các hội, đoàn thể chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai thực hiện tốt chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Bài và ảnh: Khánh Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]