(Baothanhhoa.vn) - Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người, cố ý gây thương tích đều phát sinh từ cơ sở. Để ngăn chặn, kéo giảm loại tội phạm này vai trò của các lực lượng chức năng tại cơ sở là hết sức quan trọng. Các lực lượng này cần phát huy vai trò chủ động để tuyên truyền, giải thích, sớm phát hiện những vấn đề phức tạp nảy sinh trong Nhân dân để có biện pháp tháo gỡ, xử lý ngay từ đầu hạn chế những vụ việc đáng tiếc có thể xảy ra.

Phòng, chống tội phạm giết người và cố ý gây thương tích: Cần sự vào cuộc của toàn xã hội

Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người, cố ý gây thương tích đều phát sinh từ cơ sở. Để ngăn chặn, kéo giảm loại tội phạm này vai trò của các lực lượng chức năng tại cơ sở là hết sức quan trọng. Các lực lượng này cần phát huy vai trò chủ động để tuyên truyền, giải thích, sớm phát hiện những vấn đề phức tạp nảy sinh trong Nhân dân để có biện pháp tháo gỡ, xử lý ngay từ đầu hạn chế những vụ việc đáng tiếc có thể xảy ra.

Phòng, chống tội phạm giết người và cố ý gây thương tích: Cần sự vào cuộc của toàn xã hội

Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phát biểu chỉ đạo tại hội nghị triển khai Đề án 2022.

Theo thống kê, giai đoạn từ 2017-2020, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xảy ra 143 vụ giết người, liên quan đến 179 đối tượng, làm chết 90 người, 96 người bị thương; 1.983 vụ cố ý gây thương tích, liên quan đến 3.781 đối tượng, làm chết 10 người, 2.495 người bị thương.

Trong số đó, trên 80% số vụ án giết người, cố ý gây thương tích xảy ra đều do nguyên nhân xã hội (11 vụ giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do sử dụng chất có cồn, chất kích thích, do tâm thần; 7 vụ giết người do người thân giết người thân; gần 10 vụ án giết người khác liên quan đến sử dụng vũ khí, hung khí nguy hiểm để giải quyết mâu thuẫn, đòi nợ; 80% số vụ gây rối trật tự công cộng do mâu thuẫn trong sinh hoạt, mâu thuẫn tình ái, mâu thuẫn nợ nần).

Đề cập đến tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích, Thượng tá Nguyễn Hữu Thịnh, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết: Qua điều tra, xử lý tội phạm, đa số đối tượng phạm tội giết người, cố ý gây thương tích không nằm trong danh sách đối tượng quản lý của lực lượng Công an. Nhiều đối tượng trước đó là quần chúng tốt nhưng do nhiều nguyên nhân mà trở thành tội phạm. Có những gia đình vì mâu thuẫn mà chồng giết cả vợ, lẫn con; có những đối tượng vì rượu bia, ma túy mà giết cả bố mẹ, anh em ruột; rồi bạn bè, người thân chém, giết nhau chỉ vì những mâu thuẫn bột phát trong cuộc sống không được tháo gỡ kịp thời…

Xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm rút ra trong quá trình phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này, ngày 18-4-2017, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Đề án 1212 về “Phòng, chống tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020”. Sau 4 năm triển khai thực hiện, với những giải pháp đồng bộ và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân, tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực; tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích bước đầu đã được kiềm chế những vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ, phức tạp mới.

“Để tiếp tục phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả với loại tội phạm này, Công an tỉnh đã tham mưu Ban Chỉ đạo 138 tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện bằng Đề án 2022 (giai đoạn 2021 - 2025) với mục tiêu là làm tốt công tác phòng ngừa, hạn chế nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm; hạn chế thấp nhất tính chất, mức độ, hậu quả gây ra cho xã hội; kiềm chế đấu tranh ngăn chặn, từng bước làm giảm tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh”, Thượng tá Thịnh cho biết thêm.

Với phương châm: “Từng đơn vị, từng ngành, từng địa phương làm tốt công tác phòng ngừa để hạn chế, ngăn chặn tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích” chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện, Đề án 2022 đã huy động được cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn vào cuộc. Trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong cộng đồng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng, vùng miền và địa phương. Nâng cao vai trò của quần chúng Nhân dân bằng việc đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư; có các biện pháp để phát hiện, giải quyết các mâu thuẫn, vướng mắc nảy sinh trong đời sống xã hội gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 10, Đề án 375 của UBND tỉnh về xây dựng “Khu dân cư an toàn về ANTT” và Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Quản lý chặt chẽ các đối tượng có nguy cơ cao gây ra các vụ án giết người, gây thương tích tại địa bàn cơ sở như các đối tượng nghiện ma túy; người chấp hành xong hình phạt tù; chấp hành hình phạt ngoài tù; đối tượng quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn; các đối tượng có tiền án, tiền sự; thanh thiếu niên hư hỏng và người bị tâm thần, “ngáo đá”.

Phòng, chống tội phạm giết người và cố ý gây thương tích: Cần sự vào cuộc của toàn xã hội

Sau một thời gian ngắn, lực lượng Công an Thanh Hóa đã điều tra làm rõ, bắt giữ 3 đối tượng giết người trộm cắp tài sản lấy tiền chơi game trên địa bàn huyện Yên Định.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, trọng tâm là quản lý cư trú, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, không để tội phạm có điều kiện lợi dụng để gây án. Xây dựng và triển khai các kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát, tuần tra Nhân dân, tuần tra nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự đối với các đối tượng phạm tội giết người và phạm tội cố ý gây thương tích nhanh chóng, kịp thời đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hằng năm tình hình hoạt động của các loại tội phạm về trật tự xã hội đều được kiềm chế và kéo giảm từ 5 đến 6% số vụ so với năm trước; tỉ lệ điều tra, khám phá án luôn cao (tội phạm giết người đạt tỉ lệ 100%, tội phạm cố ý gây thương tích đạt tỉ lệ trên 90% số vụ án xảy ra).

Phát huy kết quả đạt được trong giai đoạn 1, những tháng đầu tiên của giai đoạn 2, tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh giảm một cách rõ rệt cả về số vụ, số người chết, số người bị thương, các loại tội phạm hình sự không còn hoạt động công khai, manh động như trước.

Thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm giết người, cố ý gây thương tích nói riêng đều phát sinh từ cơ sở. Để ngăn chặn, kéo giảm loại tội phạm này thì vai trò của các lực lượng chức năng tại xã, phường, thôn bản như lực lượng công an xã, dân quân tự vệ, bảo vệ dân phố, các đoàn thể xã hội, các tổ hòa giải cộng đồng… là hết sức quan trọng. Các lực lượng này cần phát huy vai trò chủ động để tuyên truyền, giải thích và sớm phát hiện những mâu thuẫn, tranh chấp, những vấn đề phức tạp nảy sinh trong Nhân dân để có biện pháp tháo gỡ, xử lý ngay từ đầu thì sẽ hạn chế được những vụ việc đáng tiếc có thể xảy ra.

Và hơn ai hết, mỗi người, mỗi nhà, mỗi cơ quan, đơn vị phải là những hạt nhân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm giết người, tội phạm cố ý gây thương tích vì “Không có cơ quan chức năng nào, tổ chức nào có mặt mọi lúc, mọi nơi, ngay đầu giường nhà mình” để có thể xử lý kịp thời tất cả các tình huống có thể xảy ra.

Đình Hợp


Đình Hợp

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

1 bình luận

 Trần Việt Thao - 21:34 21/07/22

 Trả lời

Đề nghi thành lập tổ cơ động và cứu hộ, cứu nạn của từng xã , phường, thị trấn trên cơ sở lựa chọn từ công an xã và xã đội, rồi tập huấn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở cấp xã.

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]