(Baothanhhoa.vn) - Tiếp tục diễn đàn góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Báo Thanh Hóa xin giới thiệu cùng bạn đọc một số ý kiến đóng góp của cán bộ, Nhân dân trong tỉnh.

Mở rộng quy định cho phép cộng đồng dân cư được góp vốn bằng QSDĐ để phát triển kinh tế

Tiếp tục diễn đàn góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Báo Thanh Hóa xin giới thiệu cùng bạn đọc một số ý kiến đóng góp của cán bộ, Nhân dân trong tỉnh.

Mở rộng quy định cho phép cộng đồng dân cư được góp vốn bằng QSDĐ để phát triển kinh tế

Bà Trương Thị Huyên, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mường Lát: Mở rộng quy định cho phép cộng đồng dân cư được góp vốn bằng QSDĐ để phát triển kinh tế

Mở rộng quy định cho phép cộng đồng dân cư được góp vốn bằng QSDĐ để phát triển kinh tế

Sau khi nghiên cứu những quy định mới trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), tôi cho rằng cần có một số điều chỉnh để phù hợp hơn với thực tế tại các địa phương khác nhau. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 42, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định: "Cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ". Theo tôi, nên mở rộng quy định cho phép cộng đồng dân cư SDĐ được góp vốn bằng QSDĐ để phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập.

Đối với quy định về (Điều 52), dự thảo Luật lần này đã mở rộng đối tượng tại khoản 1, giải quyết được một số khó khăn, vướng mắc đối với cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng. Tôi cho rằng, cần sửa đổi mở rộng đối tượng là hộ gia đình, cá nhân.

Đối với việc giao rừng cho đồng bào DTTS gắn với tạo sinh kế và tăng thu nhập cho đồng bào DTTS (quy định tại Điều 178,179,180), tôi cho rằng nên bổ sung vào dự thảo các quy định để tạo điều kiện cho người dân kết hợp trồng cây lâu năm, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao có lợi thế của địa phương nhằm phát triển kinh tế.

Việc quản lý sử dụng đất rừng, đất có nguồn gốc nông lâm trường, với nội dung quy định như dự thảo Luật (Điều 175) đã đảm bảo đầy đủ, chặt chẽ về pháp lý để thực hiện được việc quản lý và sử dụng đất rừng, đất có nguồn gốc nông, lâm trường là phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, tại điểm c, khoản 2, Điều 175 quy định: "Thu hồi diện tích đang cho thuê, cho mượn trái pháp luật; bị lấn, chiếm, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư không đúng quy định để tạo quỹ đất theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 111 của Luật này." Theo tôi nên bổ sung thêm: "Thu hồi diện tích sử dụng đất không có hiệu quả; đang cho thuê, cho mượn trái pháp luật; bị lấn, chiếm, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư không đúng quy định để tạo quỹ đất theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 111 của Luật này".

Bà Trương Quỳnh Trang, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bá Thước: Đấu giá để cho thuê thành cho thuê không qua đấu giá

Mở rộng quy định cho phép cộng đồng dân cư được góp vốn bằng QSDĐ để phát triển kinh tế

Qua nghiên cứu dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), tôi tham gia một số ý kiến như sau: Tại Khoản 3, Điều 173, đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích: Đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 2 Điều này thì UBND cấp xã cho cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 5 năm tùy theo mục đích sử dụng đất. Theo tôi, nên chuyển đổi từ hình thức “đấu giá để cho thuê” thành “cho thuê không qua đấu giá” vì đất công ích 5% trên địa bàn các xã miền núi thường manh mún, nhỏ lẻ.

Tại khoản 4, Điều 185 dự thảo, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thực hiện việc tập trung đất nông nghiệp phải lập phương án sử dụng đất trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quyết định. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với trường hợp tập trung đất nông nghiệp để thực hiện dự án, thì tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân tập trung đất đai có phải thực hiện theo thủ tục của pháp luật về đầu tư không? Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sẽ quyết định điều gì khi xem xét phương án sử dụng đất? Tiêu chí để quyết định là gì? Trình tự, thủ tục như thế nào? Mối quan hệ giữa thủ tục này với thủ tục của pháp luật về đầu tư như thế nào? Đây là quy định về mặt thủ tục có thể gây khó khăn trong quá trình thực hiện, trái với xu hướng cải cách về thủ tục hành chính, do vậy cần quy định rõ vấn đề trên.

Điều 224 dự thảo về hòa giải tranh chấp đất đai là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp được Nhà nước khuyến khích. Tuy nhiên, dự thảo chỉ quy định việc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Hiện nay, có cơ chế giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại. Cơ chế giải quyết bằng hòa giải thương mại sẽ được sử dụng nếu pháp luật có quy định. Do vậy, tôi đề nghị bổ sung thêm cơ chế giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại.

Tiến Đông (ghi)


Tiến Đông (ghi)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]