(Baothanhhoa.vn) - Thi hành án (THA) liên quan đến tín dụng, ngân hàng (TDNH) là một trong những nhiệm vụ, chỉ tiêu quan trọng của các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, quá trình THA liên quan đến TDNH đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc từ nhiều phía, nhất là từ các tổ chức, cá nhân phải THA. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Tổng cục THADS, thời gian qua, Cục THADS tỉnh đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, nhằm tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong THA liên quan đến TDNH.

Gỡ điểm “nghẽn” trong thi hành án tín dụng, ngân hàng

Thi hành án (THA) liên quan đến tín dụng, ngân hàng (TDNH) là một trong những nhiệm vụ, chỉ tiêu quan trọng của các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, quá trình THA liên quan đến TDNH đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc từ nhiều phía, nhất là từ các tổ chức, cá nhân phải THA. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Tổng cục THADS, thời gian qua, Cục THADS tỉnh đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, nhằm tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong THA liên quan đến TDNH.

Gỡ điểm “nghẽn” trong thi hành án tín dụng, ngân hàngCán bộ Chi cục Thi hành án dân sự và Viện Kiểm sát Nhân dân thị xã Bỉm Sơn rà soát, kiểm tra nội dung các bản án.

Hiện Cục THADS tỉnh Thanh Hóa còn 2 vụ việc có giá trị về tiền lớn cần thi hành, bao gồm: Vụ việc Công ty TNHH Tây Đô phải trả nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam số tiền hơn 109,199 tỷ đồng, theo Bản án số 04/2013/KDTM-ST, ngày 10, 11, 15, 22–4-2013 của Tòa án Nhân dân (TAND) TP Thanh Hóa và Bản án số 06/2013/DS-PT, ngày 29-10-2013 của TAND tỉnh đã tuyên; vụ việc Công ty CP Xuất nhập khẩu Thanh Hóa phải trả nợ cho Công ty CP Vật tư nông sản số tiền hơn 20,038 tỷ đồng, theo Quyết định số 09/2015/QĐST-KDTM ngày 22-5-2015 của TAND TP Thanh Hóa. Nếu vụ việc Công ty TNHH Tây Đô kéo dài gần 9 năm, thì vụ việc Công ty CP Xuất nhập khẩu Thanh Hóa cũng kéo dài khoảng 7 năm mà vẫn chưa có “hồi kết”. Nguyên nhân dẫn đến việc THA đối với Công ty TNHH Tây Đô và Công ty CP Xuất nhập khẩu Thanh Hóa kéo dài là trong quá trình tổ chức THA, Cục THADS tỉnh liên tục phải đình chỉ theo quy định để chờ kết quả giải quyết kháng nghị, giải quyết phá sản, giải quyết khiếu nại. Mặt khác, phía Công ty TNHH Tây Đô liên tục có đơn khiếu nại việc kê biên tài sản và thẩm định giá. Trong khi đó, Công ty CP Xuất nhập khẩu Thanh Hóa liên tục có đơn khiếu nại việc cơ quan THADS không tiến hành kê biên tài sản.

Với quyết tâm giải quyết dứt điểm những vụ việc phức tạp, kéo dài, Cục THADS tỉnh đã rà soát lại quá trình tổ chức THA, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản của Công ty TNHH Tây Đô. Sau khi xem xét thấy việc tổ chức THA vụ Công ty TNHH Tây Đô là đúng quy định của pháp luật, Cục THADS tỉnh tiếp tục cho bán đấu giá tài sản theo quy định. Đến nay, Cục THADS tỉnh đã ban hành quyết định giảm giá lần thứ 7, với số tiền hơn 135,322 tỷ đồng. Để chuẩn bị cho việc bán đấu giá tài sản, Cục THADS tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan rà soát, thông báo cho các tổ chức, cá nhân đang sinh sống và hoạt động trên mặt bằng Trường Thanh Hoa thực hiện di dời tài sản. Những tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành việc di dời sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế. Đối với vụ việc Công ty CP Xuất nhập khẩu Thanh Hóa, sau khi có quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản đối với Công ty CP Xuất nhập khẩu Thanh Hóa của TAND tỉnh Thanh Hóa, Cục THADS tỉnh đã ra quyết định tiếp tục THA và tiến hành các bước tổ chức THA theo quy định của pháp luật.

Ngoài 2 vụ việc nói trên, năm 2021, có 633 vụ việc liên quan đến TDNH mà các cơ quan THADS trong tỉnh phải giải quyết, tương ứng với số tiền hơn 1.649 tỷ đồng. Qua rà soát, số có điều kiện thi hành là 433 việc, với số tiền 988,501 tỷ đồng. Trong năm, các cơ quan THADS trong tỉnh đã giải quyết 130 việc, tương ứng số tiền hơn 276,658 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 30% về việc và 27,32% về tiền trên tổng số việc có điều kiện thi hành. Từ những con số “biết nói” cho thấy, kết quả thi hành các vụ việc liên quan đến TDNH chưa có nhiều chuyển biến. Cùng với tỷ lệ giải quyết về việc và tiền đạt thấp, thì số vụ việc chưa bán được tài sản còn nhiều, với 25 việc tương ứng số tiền 173,268 tỷ đồng.

Qua trao đổi với một số chấp hành viên của Cục THADS tỉnh được biết, thực tiễn có nhiều khó khăn, vướng mắc được ví như các “điểm nghẽn” trong quá trình THA liên quan đến TDNH. Đơn cử như trong quá trình tổ chức THA, người phải THA là doanh nghiệp, công ty thường lợi dụng vào các quy định của Luật Phá sản năm 2014 để nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, nhằm mục đích trốn tránh, kéo dài việc THA. Hay một số vụ việc cơ quan THA đã kê biên tài sản, nhưng do đương sự chống đối quyết liệt khi tổ chức thẩm định giá tiến hành định giá. Bên cạnh đó, có không ít vụ việc sau khi có kết quả thẩm định giá, đương sự không đồng ý, thường xuyên khiếu nại về giá và yêu cầu thẩm định lại dẫn đến quá trình thẩm định giá kéo dài; hoặc do tài sản đã kê biên có tranh chấp, đương sự khởi kiện ra tòa án để giải quyết, việc THA có khiếu nại, tố cáo, do đó phải tạm dừng để giải quyết khiếu nại, tố cáo nên chưa thể thẩm định giá tài sản để THA. Ngoài ra, trường hợp người phải THA gần như mất khả năng thanh toán và có nguy cơ bị xử lý tài sản, nên họ cố tình chống đối việc THA, bằng cách không nhận quyết định THA, cản trở việc cơ quan THADS tiến hành xác minh tài sản, vắng mặt khỏi nơi cư trú để cản trở việc tổ chức kê biên tài sản, có lời lẽ, hành vi đe dọa chấp hành viên, đưa tài sản là động sản đi khỏi địa phương, gây khó khăn cho việc xác định và xử lý. Đi liền với đó, nhiều tài sản được thế chấp của các doanh nghiệp tư nhân, công ty đến khi xử lý thì khấu hao tài sản không còn nhiều giá trị sử dụng để đảm bảo thu khoản nợ cho tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, người đại diện theo pháp luật thay đổi liên tục, thường xuyên đổi địa chỉ, trốn tránh không làm việc, nhằm kéo dài thời gian tổ chức THA.

Để đẩy nhanh tiến độ THA, nâng cao hiệu quả thi hành các vụ việc liên quan đến án TDNH, Cục THADS tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp. Trong đó, trọng tâm là quá trình thụ lý, các cơ quan THADS tổ chức rà soát, kiểm tra kỹ nội dung bản án, từ đó phát hiện ra những điểm chưa rõ ràng, không thống nhất để tránh trường hợp phát sinh khi thụ lý xong. Đồng thời, tăng cường công tác rà soát, phân loại các việc liên quan đến TDNH. Đối với các vụ việc có đủ điều kiện THA, các cơ quan THADS tiến hành tổ chức THA dứt điểm, góp phần sớm thu hồi nợ, giảm nợ xấu cho tổ chức TDNH. Mặt khác, xây dựng các chế tài hữu hiệu để xử lý trong các trường hợp người phải THA không có thiện chí hợp tác, cố tình trốn tránh trách nhiệm trả nợ; kết hợp hài hòa, mềm dẻo giữa tuyên truyền, vận động đương sự chấp hành bản án. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa và Cục THADS tỉnh; tăng cường hoạt động của ban chỉ đạo THADS các cấp để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác THADS, nhất là đối với những vụ việc phức tạp, kéo dài.

Bài và ảnh: Trần Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]