(Baothanhhoa.vn) - Ngày 24-10-2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3595 về Bộ tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm (ATTP) nâng cao, giai đoạn 2022 – 2025. Đây cũng là một trong những nội dung của tiêu chí số 17 để xét xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn này. Do vậy, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương được lựa chọn nhanh chóng hoàn thiện các nội dung tiêu chí theo quy định, bảo đảm hoàn thành kế hoạch năm 2022.

Nỗ lực xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao

Ngày 24-10-2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3595 về Bộ tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm (ATTP) nâng cao, giai đoạn 2022 – 2025. Đây cũng là một trong những nội dung của tiêu chí số 17 để xét xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn này. Do vậy, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương được lựa chọn nhanh chóng hoàn thiện các nội dung tiêu chí theo quy định, bảo đảm hoàn thành kế hoạch năm 2022.

Nỗ lực xây dựng xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng caoĐoàn Kiểm tra công tác duy trì xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí ATTP tỉnh kiểm tra tại bếp ăn tập thể Trường Mầm non xã Đông Thịnh (Đông Sơn).

Tại thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn), để duy trì các tiêu chí ATTP, hàng năm UBND thị trấn xây dựng kế hoạch kiểm tra về ATTP, căn cứ kế hoạch cả năm, UBND thị trấn tổ chức thành lập các đoàn kiểm tra về ATTP trong các đợt Tết Nguyên đán, tháng hành động, Tết Trung thu. Ban chỉ đạo, tổ đầu mối, tổ giám sát cộng đồng đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu, mục tiêu được giao, bảo đảm yêu cầu về số lượng, chất lượng và tiến độ. Cụ thể, UBND thị trấn ra quyết định thành lập tổ giám sát cộng đồng tại các khu phố; ban hành quy chế hoạt động, phân công các thành viên phụ trách các lĩnh vực; xây dựng kế hoạch hoạt động, ban chỉ đạo quản lý vệ sinh ATTP thị trấn duy trì họp ba tháng một lần; ủy quyền cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ trồng trọt chăn nuôi, thủy sản; theo dõi thống kê, cập nhật các thông tin về cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trên địa bàn; giám sát tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, hộ gia đình tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn trong việc thực hiện các nội dung đã ký cam kết bảo đảm ATTP theo ủy quyền của UBND thị trấn.

Ông Lê Trọng Trung, Chủ tịch UBND thị trấn Rừng Thông, cho biết: Đến thời điểm này, trên địa bàn thị trấn có 27 cơ sở đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 4 bếp ăn tập thể được công nhận bảo đảm ATTP; chợ thị trấn Rừng Thông (chợ hạng 2) đã hoàn thành 33/33 tiêu chí chợ ATTP theo tiêu chuẩn TCVN 11856:2017, được Công ty CP Chứng nhận và Giám định TTP cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn chợ bảo đảm vệ sinh ATTP. Ngoài ra, thị trấn Rừng Thông duy trì tốt 2 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn tại khu phố Cao Sơn và khu phố Nam Sơn. Các cơ sở đã trang bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng các yêu cầu trong kinh doanh thực phẩm; các loại thực phẩm bày bán tại các cửa hàng có xuất xứ rõ ràng, nhiều sản phẩm được bày bán trong cửa hàng được dán tem tích hợp truy xuất nguồn gốc... Trong quá trình kiểm tra, trên địa bàn thị trấn chưa phát hiện có cơ sở vi phạm hành chính về ATTP.

Theo báo cáo của UBND huyện Hoằng Hóa, từ năm 2018 đến nay, huyện đã xây dựng được trên 40 chuỗi cung ứng rau an toàn; 60 chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm an toàn; hàng năm cung ứng ra thị trường khoảng 30 nghìn tấn lúa gạo, rau quả, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Cùng với đó, huyện đã hoàn thành 100% chỉ tiêu cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, chợ, cửa hàng kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể đảm bảo ATTP và 100% xã, thị trấn được công nhận xã, thị trấn ATTP. Trong đó, huyện nỗ lực thực hiện tốt việc kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, hàng hóa, bởi đây được đánh giá là yếu tố khó khăn hiện nay. Xác định duy trì các tiêu chí ATTP là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, huyện Hoằng Hóa sẽ tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện, duy trì các mục tiêu, chỉ tiêu ATTP. Đồng thời, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh và người dân về vệ sinh ATTP..., phấn đấu đến năm 2023 các xã Hoằng Đạo, Hoằng Thái, Hoằng Lộc và thị trấn Bút Sơn đạt xã, thị trấn ATTP nâng cao.

Tại xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa) đến thời điểm này địa phương đã hoàn thành trên 80% chỉ tiêu, có 95% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP; chợ được đầu tư cơ sở hạ tầng, các khu bày bán hàng hóa riêng biệt, hàng hóa được bày trên kệ bảo đảm vệ sinh ATTP; các cửa hàng đều được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP…, phấn đấu đến 12-2022 sẽ hoàn thành bộ tiêu chí xã ATTP nâng cao.

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND xã Hoằng Lộc được biết, đây là những kết quả nổi bật trong xây dựng xã ATTP trên địa bàn. Để có được kết quả này, ngay từ đâu năm xã đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, Nhân dân về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm an toàn; tổ chức các lớp nâng cao kiến thức cho các đối tượng có liên quan; duy trì thường xuyên hoạt động của tổ giám sát cộng đồng… 3 năm liên tiếp trên địa bàn không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và sự cố ATTP…

Ông Hà Văn Giáp, Quyền Chánh Văn phòng Điều phối về vệ sinh ATTP tỉnh cho biết: Công tác quản lý Nhà nước về ATTP trên địa bàn các xã đạt tiêu chí ATTP được tăng cường, dần đi vào nền nếp; đặc biệt, không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn; các bếp ăn tập thể, cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế chế biến thực phẩm được thống kê và lập danh sách quản lý giám sát, định kỳ hàng năm, 6 tháng và đột xuất; các xã đã thành lập các đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến thực phẩm; một số xã đã kiểm tra phát hiện vi phạm và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý vi phạm theo quy định, đồng thời công khai tên, địa chỉ và lỗi vi phạm của cơ sở; cùng với đó là sự chung tay vào cuộc của MTTQ và các đoàn thể, công tác đảm bảo ATTP đã có nhiều chuyển biến và đạt được một số kết quả bước đầu. Công tác tuyên truyền về ATTP đã được triển khai sâu rộng, cung cấp thông tin kịp thời về phương thức, thủ đoạn, cách nhận biết về hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo ATTP… đã nâng cao nhận thức của người dân và trách nhiệm của cơ sở về việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Việc duy trì xã ATTP luôn được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân. Trong suốt thời gian qua, từ khi thực hiện xã đạt các tiêu chí ATTP trên địa bàn 82 xã chưa xảy ra bất kỳ vụ ngộ độc thực phẩm nào. Kết quả kiểm tra công tác duy trì xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí ATTP tại 82 xã của 25 huyện, thị xã, thành phố năm 2022, các địa phương này đã thành lập/kiện toàn ban chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP, tổ giám sát cộng đồng thôn, khu, phố; xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về ATTP trong nghị quyết của HĐND hoặc kế hoạch của UBND cấp xã về phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, trong đó có các chỉ tiêu cụ thể về ATTP; thường xuyên tuyên truyền về công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn... Công tác quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại 82/82 xã tuân thủ các quy định, có 1.626/1.895 cơ sở/82 xã đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. 82/82 xã đã thống kê đầy đủ các bếp ăn tập thể trên địa bàn quản lý, với tổng số 213 bếp ăn và có đầy đủ giấy công nhận bếp ăn tập thể bảo đảm ATTP theo quy định…

Thực hiện kế hoạch về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí ATTP nâng cao, giai đoạn 2022 – 2025, trên cơ sở nội dung bộ tiêu chí, các xã, phường, thị trấn được lựa chọn đã rà soát lại từng chỉ tiêu để thực hiện. Trong đó, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện. Các huyện, thành phố trong tỉnh cũng đã triển khai các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo chuỗi an toàn; xây dựng các cửa hàng ATTP, chợ ATTP; tăng cường kết nối cung cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn… Đến thời điểm này, bình quân chung các xã đăng ký đạt 3,5 tiêu chí/xã; trong đó một số xã đã cơ bản hoàn thành cả 5 tiêu chí và đang hoàn thiện hồ sơ trình hội đồng thẩm định. Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu hết năm 2022 sẽ công nhận từ 30 xã, phường, thị trấn trở lên đạt ATTP nâng cao trở lên; năm 2023, công nhận từ 37 xã trở lên; năm 2024, công nhận từ 37 xã trở lên; năm 2025, công nhận từ 26 xã trở lên.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]