(Baothanhhoa.vn) - Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Thanh Hóa gặp không ít khó khăn, thử thách nhưng cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của mỗi người dân với khát vọng dựng xây và kiến tạo đã làm nên thành tựu quan trọng trong XDNTM.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bài cuối: Thành quả và những bài học kinh nghiệm

Bài cuối: Thành quả và những bài học kinh nghiệm

Mô hình trồng cam hiệu quả kinh tế cao của nông dân xã Xuân Trường (Thọ Xuân). Ảnh: Xuân Cường

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Thanh Hóa gặp không ít khó khăn, thử thách nhưng cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của mỗi người dân với khát vọng dựng xây và kiến tạo đã làm nên thành tựu quan trọng trong XDNTM.

Triển khai thực hiện Chương trình XDNTM, tỉnh đã định hướng cho các địa phương lựa chọn bước đi, cách làm phù hợp cho mỗi giai đoạn để tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết và vai trò chủ thể của người dân; đẩy mạnh các phong trào thi đua trong lao động sản xuất và XDNTM. Xác định đúng vai trò của phát triển nông nghiệp trong quá trình XDNTM. Phát triển nông nghiệp đã được các địa phương chú trọng và đây chính là điều kiện, tiền đề quan trọng để XDNTM thành công và bền vững. Có hệ thống cơ chế chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phù hợp, kịp thời để huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và XDNTM. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân dần nâng lên, ngoài nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương có điều kiện huy động nguồn lực thực hiện Chương trình XDNTM. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 26,96% năm 2010 xuống còn 6,25% năm 2018, bình quân giảm 2,56%/năm (toàn tỉnh 5,84%), ước năm 2019 giảm còn 3,7%; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 8,9 triệu đồng năm 2010 lên 32,5 triệu đồng năm 2018, tăng 3,65 lần so với năm 2010 và tăng 1,6 lần so với năm 2015 (toàn tỉnh 36,18 triệu đồng/người), ước năm 2019 đạt 37,6 triệu đồng. Tổng huy động nguồn lực cho Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM 56.394,141 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương 3.455,992 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 733,303 tỷ đồng, ngân sách huyện 3.280,017 tỷ đồng, ngân sách xã 7.217,981 tỷ đồng, vốn lồng ghép các chương trình dự án 20.075,573 tỷ đồng, vốn tín dụng 6.787,873 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp và HTX 2.868,896 tỷ đồng, vốn huy động cộng đồng dân cư 11.974,506 tỷ đồng (tiền mặt 7.313,715 tỷ đồng; tham gia ngày công lao động, hiến đất, vật liệu, đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng, chỉnh trang nhà ở 4.660,791 tỷ đồng). Từ nguồn vốn, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của tỉnh đã được đầu tư tương đối đồng bộ. Sau hơn 9 năm XDNTM, các xã trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây mới và nâng cấp, cải tạo được 13.965 km đường giao thông nông thôn; 1.274 cống tưới tiêu và công trình thủy lợi, 3.892 km kênh mương; 7.286 km đường dây truyền tải điện các loại, 972 trạm biến áp; 12.039 phòng học; 350 công sở xã; 518 trạm y tế xã; 538 trung tâm văn hóa, thể thao xã; 3.431 nhà văn hóa và khu thể thao thôn, bản; 506 trung tâm dịch vụ thương mại và chợ nông thôn...; chỉnh trang và xây mới 176.055 nhà ở dân cư. Kết quả đến nay, toàn tỉnh có 347 xã đạt 19 tiêu chí NTM; trong đó, đã có 332 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt 58,35% (có 23/100 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 và 30a và 16/30 xã bãi ngang ven biển đạt chuẩn NTM), vượt 2,55% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Có 4 xã là Vĩnh Thành (Vĩnh Lộc), Trường Sơn (Nông Cống), Phú Lộc (Hậu Lộc), Định Tân (Yên Định) đã hoàn thành 15 tiêu chí xã NTM nâng cao. Triển khai xây dựng thí điểm 2 xã NTM kiểu mẫu, xã Định Tân (Yên Định) và xã Hoằng Thắng (Hoằng Hóa). Đã có 5 huyện Yên Định, Quảng Xương, Đông Sơn, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc được công nhận đạt chuẩn NTM; TP Thanh Hóa đã được Hội đồng thẩm định Trung ương thẩm định, đang hoàn thiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định công nhận hoàn thành XDNTM; thị xã Bỉm Sơn đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM.

Bài cuối: Thành quả và những bài học kinh nghiệm

Tập thể dục giữa giờ của học sinh Trường THCS xã Quảng Phú (TP Thanh Hóa).

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, hoạt động của ban chỉ đạo một số địa phương chưa thực sự có chiều sâu; kế hoạch, nội dung, giải pháp thực hiện chưa sát thực tế và chưa cụ thể; vai trò của một số tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội là thành viên ban chỉ đạo cấp huyện, xã chưa phát huy rõ nét. Kết quả XDNTM giữa các vùng miền chưa đồng đều (vùng ven biển có 70,7%, vùng đồng bằng có 75,9% và vùng miền núi có 26,09% số xã đạt chuẩn NTM); tốc độ tăng tiêu chí NTM bình quân đến nay so với thời điểm triển khai giữa các vùng cũng có sự chênh lệch khá lớn (vùng ven biển tăng bình quân 12,3 tiêu chí/xã, vùng đồng bằng tăng bình quân 12,2 tiêu chí/xã và vùng miền núi tăng bình quân 10,4 tiêu chí/xã; một số huyện có điều kiện tương đồng với đơn vị khác nhưng có bình quân tiêu chí của các xã toàn huyện và tỷ lệ số xã đạt chuẩn NTM thấp, như Tĩnh Gia bình quân mới đạt 14 tiêu chí/xã (thấp hơn bình quân chung toàn tỉnh 4,54 tiêu chí), mới có 26,7% số xã đạt chuẩn (thấp hơn bình quân chung toàn tỉnh 31,85%); hầu hết các huyện miền núi có tiêu chí bình quân và tỷ lệ số xã đạt chuẩn thấp hơn bình quân chung của cả tỉnh. Còn huyện Mường Lát chưa có xã đạt chuẩn NTM. Một số địa phương mới quan tâm đến xây dựng kết cấu hạ tầng mà chưa chú trọng đến phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; mặc dù tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm, nhưng tỷ lệ hộ cận nghèo lại có xu hướng tăng. Xuất hiện tư tưởng thỏa mãn, bằng lòng của một bộ phận cán bộ và nhân dân sau khi huyện, xã, thôn, bản đã đạt chuẩn, dẫn đến việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM chưa được quan tâm đúng mức. Hình thức tổ chức sản xuất mặc dù đã có chuyển biến tích cực, song, số HTX, tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả chưa nhiều; vấn đề liên kết sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị giữa người nông dân với các tổ chức kinh tế, HTX còn hạn chế; các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm còn ít. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chưa nhiều. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn mặc dù đã được đầu tư xây dựng, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; hệ thống giao thông các thôn, bản khu vực miền núi còn nhiều khó khăn; vẫn còn 73 thôn, bản chưa có điện lưới quốc gia. Vấn đề thu gom và xử lý rác thải và nước thải sinh hoạt ở nhiều xã gặp khó khăn, khiến cảnh quan và chất lượng môi trường bị ảnh hưởng đáng kể, có nơi không bảo đảm. Một số xã đã có tổ dịch vụ vệ sinh môi trường nhưng tần suất thu gom thấp và chưa có bãi tập kết đảm bảo quy định, nhất là khu vực miền núi. Tình trạng tái ô nhiễm môi trường ở một số xã còn diễn ra. Chưa có nhiều mô hình nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc cập nhật, báo cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện chương trình của các địa phương, đơn vị chưa thường xuyên, thiếu kịp thời, ảnh hưởng đến việc tổng hợp chung về tình hình, kết quả cụ thể về XDNTM ở các địa phương trong tỉnh.

Đồng chí Phạm Bá Diệm, Bí thư Huyện ủy Quan Hóa, cho biết: Hiện huyện đang tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy những kết quả đạt được trong quá trình XDNTM. Trong đó, huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về XDNTM. Qua đó, khơi dậy tinh thần trách nhiệm, ý chí vươn lên phát huy nội lực của mỗi gia đình, mỗi người dân, nhất là các hộ nghèo để tập trung phát triển sản xuất. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế để chuyển giao cho người dân. Đẩy mạnh đào tạo nghề, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, trồng rừng; gắn với tạo việc làm tại chỗ và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, như: Trồng rừng gỗ lớn, phát triển nâng chất lượng cây luồng – là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện. Nuôi bò cái sinh sản theo hình thức liên kết nhóm hộ nghèo kết hợp với hộ khá, lồng ghép vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội kết hợp vốn tự có của gia đình và dự án giảm nghèo khác để tăng tổng đàn, giảm chi phí chăm sóc cho hộ gia đình... Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, liên kết chặt chẽ giữa nông dân với doanh nghiệp trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ XDNTM trên địa bàn.

Xuân Cường


Xuân Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]