(Baothanhhoa.vn) - Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đồng bộ là một trong những khâu đột phá quan trọng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hậu Lộc lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020–2025 đã đề ra. Qua đó, nhằm huy động mọi nguồn lực đầu tư, từng bước hình thành kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát triển đô thị hài hòa với xây dựng nông thôn mới (NTM); tăng cường hội nhập kinh tế vùng, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nâng cao đời sống Nhân dân nhất là khu vực nông thôn, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Xây dựng nông thôn mới tạo tiền đề vững chắc để huyện Hậu Lộc phát triển toàn diện, bền vững

Bài cuối: Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại

Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đồng bộ là một trong những khâu đột phá quan trọng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hậu Lộc lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020–2025 đã đề ra. Qua đó, nhằm huy động mọi nguồn lực đầu tư, từng bước hình thành kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát triển đô thị hài hòa với xây dựng nông thôn mới (NTM); tăng cường hội nhập kinh tế vùng, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nâng cao đời sống Nhân dân nhất là khu vực nông thôn, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Bài cuối: Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đạiĐường trung tâm xã Hoa Lộc (Hậu Lộc) đã được đầu tư, góp phần tạo nên diện mạo nông thôn mới cho xã. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Cùng các đồng chí lãnh đạo xã Hoa Lộc đi thăm một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn, chúng tôi mới thấy hết sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây. Những dãy nhà cao tầng khang trang đang hiện hữu; những con đường bê tông rộng rãi, hai bên rực rỡ sắc hoa; các tuyến kênh mương nội đồng, các công trình trường học, nhà văn hóa, công viên,... tất cả như khoác trên mình tấm áo mới, sức sống mới.

Trên cơ sở phát triển đồng bộ từ xã đến thôn, bằng các hình thức hỗ trợ kích cầu, xã đã kêu gọi các thôn vận động Nhân dân hiến đất mở đường giao thông nội thôn, đường xã, đóng góp để đầu tư xây dựng mới các nhà văn hóa thôn, các hạng mục công trình phụ cận, sân chơi thể thao cho cộng đồng dân cư. Xây dựng tuyến đường kiểu mẫu 1,5km trục đường trung tâm xã gắn với khu dân cư thông minh. Từ năm 2017 đến 2020, xã đã hỗ trợ kích cầu cho mỗi thôn hơn 1 tỷ đồng để đầu tư xây dựng nhà văn hóa thôn và các công trình phụ trợ. Hỗ trợ xây dựng mở rộng đường rãnh nước có nắp đậy với số tiền 150 triệu đồng/km. Đồng thời, hỗ trợ cho mỗi thôn từ 300 - 400 triệu đồng để đầu tư hệ thống điện sáng, hệ thống truyền thanh; hỗ trợ Nhân dân xây dựng vườn mẫu; hỗ trợ kích cầu HTX nông nghiệp xây dựng cơ sở vật chất, mua máy phục vụ sản xuất nông nghiệp với tổng giá trị 1,3 tỷ đồng. Tổng nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cho các thôn trong giai đoạn này là gần 10 tỷ đồng; đầu tư mới mở rộng nâng cấp đường giao thông hơn 10 tỷ đồng.

Xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững, từ năm 2017 đến nay, xã đã tập trung nguồn lực xây dựng mới trường mầm non, nhà hiệu bộ trường THCS, trường tiểu học; sửa chữa, nâng cấp hệ thống trường học bảo đảm yêu cầu chuẩn quốc gia, với tổng vốn đầu tư hơn 15 tỷ đồng. Nhờ đó, chất lượng giáo dục toàn diện luôn được giữ vững, giáo dục mũi nhọn phát triển và đạt kết quả khá. 3 trường của xã luôn nằm trong tốp đầu của huyện, 2 trường đã đạt chuẩn mức độ 2 và đạt trường kiểu mẫu.

Bên cạnh đó, xã đã đầu tư hệ thống thủy lợi giao thông nội đồng nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, với tổng vốn đầu tư hơn 25 tỷ đồng. Đến nay, cơ bản toàn bộ hệ thống kênh mương đã được kiên cố hóa, đường nội đồng được mở rộng và đổ bê tông, thuận lợi cho Nhân dân sản xuất và đi lại. Cùng với vốn đầu tư xây dựng của xã, Nhân dân trên địa bàn cũng tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng nhà mới, chỉnh trang lại nhà ở dân cư. Bình quân hàng năm có khoảng 15 - 20 hộ gia đình xây dựng nhà mới, với tổng kinh phí đầu tư khoảng 15 - 20 tỷ đồng/năm.

Đời sống được nâng cao, người dân tập trung chăm lo nâng cao chất lượng phong trào xây dựng làng văn hóa, cơ quan, trường học có nếp sống văn hóa. Cơ sở vật chất trạm y tế tiếp tục được đầu tư nâng cấp, đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân. Toàn xã có 100% số hộ dùng nước sạch, hợp vệ sinh. Đường làng, ngõ xóm thông thoáng, sáng, xanh, sạch, đẹp.

Đồng chí Trịnh Quốc Phượng, Chủ tịch UBND xã Hoa Lộc, phấn khởi nói: Triển khai xây dựng NTM, xã Hoa Lộc đã tập trung huy động nguồn lực, với phương châm là phát huy nội lực trong Nhân dân và sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các công trình phúc lợi từ xã đến thôn. Bước đột phá về hạ tầng đã phát huy tối đa hiệu quả vốn đầu tư; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển. Đây cũng là cơ sở để Hoa Lộc phát huy thành tựu, phấn đấu hoàn thành xã NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2022.

Vừa qua, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng huyện Hậu Lộc, giai đoạn 2021–2025. Mục tiêu là nhằm đảm bảo xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch xây dựng vùng huyện đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070, hoàn thành việc nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn theo quy hoạch chung xây dựng xã; đáp ứng nhu cầu giao thông và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025, định hướng đến năm 2040. Xây dựng hệ thống hạ tầng đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất, kinh doanh, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, đô thị hóa đi đôi với sử dụng tiết kiệm, giảm tiêu hao điện năng. Đến năm 2025 hoàn thành xong việc cứng hóa hệ thống kênh mương, đường nội đồng theo quy hoạch, đảm bảo cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp; cơ bản giải quyết xong vấn đề tiêu úng bằng các giải pháp công trình, trồng rừng chắn sóng ứng phó biến đổi khí hậu. Từng bước phát triển đồng bộ và hiện đại theo quy hoạch chung xây dựng đô thị. Phấn đấu đến năm 2025 hình thành đô thị thị trấn ven biển. Xây dựng kế hoạch sáp nhập các trường, lớp học theo địa giới hành chính các xã được sáp nhập; tiếp tục từng bước thực hiện kiên cố hóa trường lớp học. Đến năm 2025 có ít nhất 1 - 2 trường tư thục của các cấp học trên địa bàn. Xây dựng cơ chế để kêu gọi đầu tư vào phát triển hệ thống chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn. Nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, khuyến khích phát triển các trung tâm khám, chữa bệnh tư nhân. Hoàn thiện nền tảng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống trung tâm văn hóa, thể thao xã, thị trấn, nhà văn hóa thôn; kêu gọi đầu tư xã hội hóa vào các di tích lịch sử tiêu biểu như: đền Bà Triệu, đền Hàn Sơn, chùa Cách... Đầu tư, nâng cấp, phát triển theo hướng cáp quang hóa nhằm triển khai các dịch vụ viễn thông chất lượng cao, đảm bảo an toàn mạng lưới và mỹ quan đô thị...

Để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đồng bộ, huyện Hậu Lộc cũng xác định các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là cần phải tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, Nhân dân trong huyện về ý nghĩa, tầm quan trọng của hệ thống kết cấu hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống các quy hoạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý quy hoạch. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường xúc tiến, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Bố trí vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước theo hướng tập trung. Đồng thời, tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai, về đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai xây dựng, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cũng như nâng cao khả năng xúc tiến, thu hút đầu tư vào huyện.

Nguyễn Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]