(Baothanhhoa.vn) - Chuyển đổi số (CĐS) gắn với cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được xem như một giải pháp để thích ứng với tình hình thực tế, là hướng thúc đẩy phát triển mới toàn diện trên các lĩnh vực. Nhận thức tầm quan trọng này, huyện Nông Cống đã nỗ lực, khẩn trương thực hiện chiến lược CĐS, trước hết là tạo được những chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.

Nông Cống chú trọng công tác chuyển đổi số gắn với cải cách thủ tục hành chính

Chuyển đổi số (CĐS) gắn với cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được xem như một giải pháp để thích ứng với tình hình thực tế, là hướng thúc đẩy phát triển mới toàn diện trên các lĩnh vực. Nhận thức tầm quan trọng này, huyện Nông Cống đã nỗ lực, khẩn trương thực hiện chiến lược CĐS, trước hết là tạo được những chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.

Nông Cống chú trọng công tác chuyển đổi số gắn với cải cách thủ tục hành chínhCán bộ bộ phận “một cửa” UBND xã Trường Sơn hướng dẫn người dân kiểm tra kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Trường Sơn là một trong những đơn vị tiên phong trong công tác CĐS của huyện. Để thực hiện hiệu quả công tác CĐS, nhất là xây dựng chính quyền số, ngoài việc xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể cho từng thời điểm, từng giai đoạn, UBND xã đã thực hiện giao chỉ tiêu đến từng ban, ngành, đoàn thể... nhằm huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Xã đã thành lập các nhóm zalo ở từng lĩnh vực phụ trách để chủ động, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và triển khai, nhất là những văn bản chỉ đạo đột xuất đều được gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc nhắn tin qua các nhóm zalo để cán bộ, công chức xã cũng như đội ngũ cán bộ bán chuyên trách ở cơ sở kịp thời nắm bắt, triển khai thực hiện.

Hiện 100% cán bộ, công chức xã Trường Sơn được cấp chữ ký số và sử dụng thường xuyên; 100% văn bản đi, đến được xử lý, luân chuyển theo đúng quy định, không còn tình trạng tồn đọng văn bản chưa được xử lý. Tại bộ phận một cửa, 100% hồ sơ, TTHC của công dân được tiếp nhận, cập nhật, xử lý trên hệ thống thông tin một cửa điện tử. 96,6% hồ sơ TTHC tiếp nhận, giải quyết trực tuyến... Nhờ đó, việc giải quyết các TTHC cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thị trấn đã có sự chuyển biến rõ nét.

Không chỉ ở Trường Sơn, hiện nay công tác CĐS tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Nông Cống đã và đang được thực hiện một cách nghiêm túc. Điểm nổi bật đó là đã thực hiện hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ. Đây được xem là yếu tố then chốt để đẩy nhanh các bước trong quá trình thực hiện CĐS. Đồng thời, việc ứng dụng các phần mềm CĐS được thực hiện một cách đồng bộ đã và đang tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị, các địa phương hướng đến xây dựng một chính quyền hiện đại; đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như quảng bá hình ảnh, sản phẩm của địa phương.

Huyện quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính trên tất cả các nội dung, nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Cụ thể, triển khai ứng dụng phần mềm một cửa điện tử mới tại các đơn vị, địa phương; phối hợp kết nối hệ thống thông tin điện tử về kết quả giải quyết TTHC và kết nối thông tin với Cổng dịch vụ công quốc gia. Công tác tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC thực hiện đúng quy định pháp luật. Triển khai thực hiện, nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hay về cải cách hành chính nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu giải quyết TTHC của tổ chức, công dân.

Các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền điện tử hướng tới xây dựng chính quyền số, với tỷ lệ văn bản điện tử ký số đạt trên 99%; tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên 99%. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện từng bước ứng dụng công nghệ số đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, mở rộng thị trường; ứng dụng nhiều phương thức kinh doanh, dịch vụ, ngành nghề mới. Cả hệ thống chính trị, Tổ Đề án 06 của huyện và Tổ cộng đồng công nghệ số cấp thôn phối hợp cùng các đơn vị viễn thông, các ngân hàng cùng đẩy mạnh tuyên truyền, kích hoạt định danh điện tử mức 2, mở tài khoản ngân hàng, hướng dẫn cài đặt, sử dụng các ví điện tử phục vụ cho việc thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn. 29/29 đơn vị xã, thị trấn đã duy trì hoạt động của các Tổ công tác Đề án 06 xã, thị trấn gồm 319 thành viên. 201/201 thôn, tiểu khu duy trì hoạt động của Tổ công tác Đề án 06 thôn, tiểu khu gồm 1.010 thành viên. Hạ tầng viễn thông phủ sóng 3G, 4G đến 100% các hộ dân trên địa bàn toàn huyện.

Ông Phạm Hồng Hạnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nông Cống, cho biết: “Để thúc đẩy quá trình CĐS gắn với cải cách TTHC một cách toàn diện, hướng đến phát triển chính quyền số, kinh tế số theo lộ trình đề ra, huyện Nông Cống đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp khai thác các dịch vụ công trực tuyến, khuyến khích người dân ứng dụng CĐS trong mọi mặt của cuộc sống. Phối hợp với các ngân hàng, đơn vị viễn thông hướng dẫn người dân mở tài khoản ngân hàng, cài đặt ví điện tử phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt; hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp có sản phẩm là thế mạnh của huyện lên sàn thương mại điện tử. Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc CĐS, cũng như lộ trình xây dựng chính quyền số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số của huyện trong thời gian tới”.

Bài và ảnh: Phan Nga



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]