(Baothanhhoa.vn) - Tôi từng chứng kiến và ám ảnh mãi việc một người điều khiển xe máy vì tránh người đi bộ bất ngờ sang đường khiến anh phải đánh lái lao lên vỉa hè và đâm vào gốc cây.

Những “câu chuyện rừng” trên phố

Tôi từng chứng kiến và ám ảnh mãi việc một người điều khiển xe máy vì tránh người đi bộ bất ngờ sang đường khiến anh phải đánh lái lao lên vỉa hè và đâm vào gốc cây.

Những “câu chuyện rừng” trên phố

Ảnh minh họa.

Tôi cứ nghĩ lái xe phải được chăm sóc kịp thời, nhưng thay vào đó nhiều người đi đường lại có biểu cảm mừng cho người đi bộ trái luật vừa thoát chết. Có người còn lẩm bẩm chửi người điều khiến xe máy và để mặc anh nhăn nhó với vết xây xát ở chân và chiếc xe bị vỡ một phần nhựa vị trí chắn bùn.

Một hình ảnh không quá xa lạ, cho thấy sự ứng xử của người tham gia giao thông trên đường khá ý chí. Họ thường bênh vực người điều khiển phương tiện thô sơ hoặc đi bộ, mà không căn cứ vào quy định của luật để xem ai đúng, ai sai.

Cách đây chưa lâu, tôi cũng từng là nạn nhân của điều này. Khi đang đi trên đường một chiều đoạn trước cổng chợ Vườn Hoa (TP Thanh Hóa), thì bất ngờ một phụ nữ đạp xe cắt ngang đầu xe của tôi để sang đường. Tôi phanh xe kịp thời, nhưng vẫn khiến người và chiếc xe đạp đổ xuống đường vì giật mình. Lập tức vài người bán hàng gần đó chạy lại yêu cầu tôi đền cho chị vì tôi là người lái xe ô tô. Xe của tôi gắn camera hành trình, nhưng vì đang có công việc gấp nên tôi không muốn bị mất thời gian. Tôi đưa cho chị 200.000 đồng, nhưng một số người có mặt nói rằng như thế ít quá, với lý do lái xe ô tô thì thiếu gì tiền. Tôi đồng ý đưa cho chị 500.000 đồng để mọi việc không trở nên phức tạp hơn.

Khi xảy ra va chạm giao thông nhiều người đi đường thường gây áp lực để xe cơ giới phải đền bù cho phương tiện thô sơ, hoặc xe to đền cho xe nhỏ mà ít xem xét nguyên nhân. Tôi cho rằng đó là cách ứng xử theo kiểu “luật rừng” như nhiều người thường gọi.

Luật Giao thông đường bộ và các văn bản pháp luật quy định khá chi tiết những tình huống giao thông và biện pháp xử lý, nhưng việc chấp hành của người tham gia rất thấp. Như việc ở một số điểm giao cắt tại TP Thanh Hóa quy định phương tiện giao thông được rẽ phải khi có đèn đỏ bằng cả chữ viết và đèn tín hiệu chẳng hạn, nhưng nhiều người vẫn phớt lờ, dừng xe cản trở các phương tiện phía sau muốn rẽ phải. Mới đây nhất, tại một số ngã tư ở TP Thanh Hóa được cơ quan chức năng kẻ “vạch mắt võng” màu vàng. Theo quy định, nếu phương tiện dừng xe tại khu vực này sẽ bị phạt. Tôi hạ kính cửa xe giải thích điều đó cho những người vi phạm tại ngã tư đại lộ Lê Lợi cắt đường Trần Phú về quy định này, lập tức bị ném lại bằng những ánh mắt khó chịu. Một người còn gằn giọng, nói: “Vẽ chuyện. Việc của ông à”.

Những “câu chuyện rừng” như thế trên đường phố còn được người tham gia giao thông quen dùng, thì giao thông sẽ còn hỗn loạn.

Hạnh Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]