10:05 01/12/2023 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Tại hội nghị lần thứ 28, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, các đại biểu đã tập trung tham gia ý kiến thảo luận về bức tranh kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh; giải trình một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ của sở, ngành địa phương. Cùng với đó, các đại biểu cũng tập trung đánh giá sự khả thi của các chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời “hiến kế” các giải pháp tăng tốc thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2024.

Nhiều ý kiến tham luận đã phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình KT - XH tỉnh Thanh Hóa năm 2023

Tại hội nghị lần thứ 28, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, các đại biểu đã tập trung tham gia ý kiến thảo luận về bức tranh kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh; giải trình một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ của sở, ngành địa phương. Cùng với đó, các đại biểu cũng tập trung đánh giá sự khả thi của các chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời “hiến kế” các giải pháp tăng tốc thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2024.

* Tập trung chỉ đạo 3 động lực tăng trưởng đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu nhằm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Nhiều ý kiến tham luận đã phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình KT - XH tỉnh Thanh Hóa năm 2023

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Minh Nghĩa phát biểu tham luận tại hội nghị

Năm 2023, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tại Thanh Hóa ước đạt 7,01%. Tuy chưa đạt kế hoạch, nhưng Thanh Hóa vẫn nằm trong top đầu cả nước về chỉ tiêu này. Sở dĩ chỉ tiêu tăng trưởng của tỉnh thấp so với kế hoạch, phần lớn đến từ nguyên nhân khách quan của thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới khiến cầu thị trường giảm, tiêu thụ hàng hóa khó khăn. Một số sản phẩm công nghiệp truyền thống đạt thấp, đặc biệt là xi măng, thép. Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn tiến hành bảo dưỡng tổng thể khiến sản lượng giảm so với cùng kỳ.

Mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2024 tỉnh Thanh Hóa đặt ra là 11%. Cơ sở xây dựng chỉ tiêu này dựa trên những dự báo, kỳ vọng về thị trường đầu tư, tiêu thụ sẽ “ấm” lên trong thời gian tới. Theo đó, với năng lực sản xuất hiện hữu phát huy hết công suất đã có thể đưa Thanh Hóa đạt mục tiêu. Cùng với đó là các cơ sở, dây chuyền công nghiệp mới như nhà máy lốp, dây chuyền 2 thép Nghi Sơn, một số nhà máy may mặc, giày da... đang hoàn thiện và dự báo đi vào vận hành trong năm 2024. Tuy nhiên, để phát huy tốt các dư địa tăng trưởng này, tỉnh cần sát sao hỗ trợ các nhà máy hoạt động ổn định, tập trung kích cầu để tiêu thụ tốt cả nội địa và xuất khẩu nhằm tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

Cùng với đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng năm tới, công tác đầu tư mà đặc biệt là đầu tư công cần được chú trọng đặc biệt. Năm 2023, tuy tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh cao hơn cả nước nhưng một số lĩnh vực nguồn vốn giải ngân chậm và dự kiến không “tiêu” hết vốn phân bổ như: Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, nguồn vốn đầu tư ODA, vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững... Toàn tỉnh có 18 chủ đầu tư hiện đang giải ngân chậm nguồn vốn đầu tư công, trong đó có 6 sở, ngành và 8 chủ đầu tư cấp huyện.

Trong bối cảnh thị trường đầu tư, tiêu thụ còn khó khăn, trong năm tới, các chủ đầu tư cần chủ động, tích cực hơn trong công tác chỉ đạo, phối hợp thực hiện và giải ngân tốt nguồn vốn đầu tư công. Đặc biệt, cần chuẩn bị các điều kiện liên quan tới thực hiện dự án như quy hoạch sử dụng đất, giải phóng mặt bằng; đồng thời chuẩn bị bài bản thủ tục pháp lý để thuận lợi và nhanh chóng, rút ngắn thời gian thẩm định thủ tục, hồ sơ dự án. Trong năm 2024, tỉnh cần tổ chức ký cam kết sớm về giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực cho các chủ đầu tư tập trung triển khai nhiệm vụ này ngay từ đầu năm.

* Phát triển các sản phẩm công nghiệp mới, có hàm lượng công nghệ cao, tạo động lực tăng trưởng kinh tế

Nhiều ý kiến tham luận đã phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình KT - XH tỉnh Thanh Hóa năm 2023

Đồng chí Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Công Thương phát biểu tham luận tại hội nghị.

Trong sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, sản xuất công nghiệp đã và đang tiếp tục có những đóng góp rất lớn. Cụ thể, lọc hóa dầu Nghi Sơn tăng công suất liên tục; chỉ số công nghiệp ước tăng 4,87%. Một số sản phẩm có sản lượng tăng cao so với cùng kỳ như: điện sản xuất tăng 77,5%; giày thể thao tăng 6,2%; giấy bìa các loại tăng 8,3%... Bên cạnh những kết quả đạt được thì một số sản phẩm cũng gặp khó khăn như, xi măng, đường, xăng... Bên cạnh đó, việc cung cấp điện cho vùng nông thôn cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Đến nay, ngành công thương là chủ đầu tư cho chương trình cấp điện vùng nông thôn đã hoàn thành việc cấp điện cho 80 thôn, bản miền núi, đưa việc thực hiện chương trình phát triển miền núi về đích trước 2 năm.

Mặc dù một số chỉ tiêu của ngành công thương chưa đạt kế hoạch đề ra nhưng đây cũng là những kết quả đáng khích lệ trong tình hình phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Nguyên nhân của thực trạng trên, là do suy thoái kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2022, xuất khẩu rơi tự do nên nền kinh tế của cả nước và tỉnh bị ảnh hưởng. Việc thu hút đầu tư gặp khó khăn, do chưa có các khu, cụm công nghiệp đủ lớn để thu hút các nhà đầu tư. Toàn tỉnh đã thành lập 45 cụm công nghiệp, nhưng không phải cụm công nghiệp nào cũng chậm. Có những cụm công nghiệp thành lập 3 năm nhưng chưa bàn giao do không có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chưa có chủ trương hạn mức đất lúa như ở các huyện Triệu Sơn, Nông Cống... Thậm chí có những nơi đã có nhà đầu tư thứ cấp nhưng vẫn không san lấp, bàn giao được đất như ở huyện Hoằng Hóa.

Để khắc phục tình trạng trên, thời gian tới các cấp ngành, đơn vị liên quan cần giải quyết các vấn đề vướng mắc xung quanh các thủ tục hành chính khi thành lập khu, cụm công nghiệp Chú trọng công tác rà soát, điều chỉnh để đảm bảo sự thống nhất giữa các quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch cấp dưới phù hợp với quy hoạch cấp trên, các loại quy hoạch phải đồng bộ, công khai minh bạch để nhà đầu tư chủ động tìm hiểu cơ hội đầu tư.

Đối với các địa phương khi đề xuất thành lập cụm công nghiệp thì cần đảm bảo các điều kiện quy hoạch như quy hoạch chung, quy hoạch về sử dụng đất, hạn mức đất lúa, ưu tiên phân khai, bố trí quỹ đất cho phát triển công nghiệp trong kế hoạch sử dụng đất.

* Quan tâm bảo đảm nguồn thu và quản lý tài sản công

Nhiều ý kiến tham luận đã phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình KT - XH tỉnh Thanh Hóa năm 2023

Đồng chí Nguyễn Văn Tứ, Giám đốc Sở Tài chính phát biểu tham luận tại hội nghị.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, sự điều hành quyết liệt, linh hoạt của UBND tỉnh, cùng sự quyết tâm, nỗ lực của các sở, ngành, địa phương, kết quả thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN đã góp phần tích cực triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Trong đó: Chính sách tài khóa được thực hiện chủ động, linh hoạt, thận trọng; UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn sau đại dịch COVID-19 theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ. Bên cạnh đó, công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kết hợp với các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh được chú trọng, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh. Nhờ đó, kết quả thu NSNN năm 2023 của tỉnh dự kiến vượt 14% so với dự toán Trung ương và HĐND tỉnh giao, hoàn thành mục tiêu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra; tiếp tục đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành có số thu cao nhất cả nước.

Theo đó, dự toán thu NSNN trên địa bàn năm 2023 được Trung ương và HĐND tỉnh giao là 35.340 tỷ đồng. Ước thực hiện cả năm đạt 40.310 tỷ đồng, vượt 14% so với dự toán và bằng 79% cùng kỳ; trong đó, thu nội địa, dự toán giao 21.480 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm 24.810 tỷ đồng, vượt 14% so với dự toán, bằng 79% so với cùng kỳ. Ngoại trừ 3 chỉ tiêu thu là thuế thu nhập cá nhân, thuế bảo vệ môi trường và lệ phí trước bạ không đạt dự toán; còn 10/13 chỉ tiêu thu đạt và vượt dự toán.

Về chi ngân sách địa phương, dự toán chi năm 2023 được HĐND tỉnh quyết nghị là 40.454 tỷ đồng; ước thực hiện cả năm 42.939 tỷ đồng, bằng 106% so với dự toán và 108% so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể về chi đầu tư phát triển, năm 2023, dự toán chi đầu tư phát triển được HĐND tỉnh quyết nghị 12.506 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm đạt 14.271 tỷ đồng, bằng 114% so với dự toán giao đầu năm và 100% so với cùng kỳ năm 2022 do tăng chi từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách tỉnh năm 2022 chuyển sang năm 2023 để thực hiện. Giá trị giải ngân tính đến 15/10/2023 đạt khoảng 8.216 tỷ đồng, bằng 55,17% kế hoạch giao chi tiết; tuy thấp hơn 4,83% so với cùng kỳ năm 2022 nhưng cao hơn 8,7% so với tỷ lệ giải ngân trung bình của cả nước.

Về chi thường xuyên, chi ngân sách được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; các chế độ tiền lương, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương từ ngân sách được thực hiện đầy đủ, kịp thời; kinh phí phòng chống dịch được đảm bảo; các chế độ, chính sách an sinh xã hội được quan tâm giải quyết, không xảy ra tình trạng chậm, nợ chính sách; quốc phòng an ninh được giữ vững, góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Ước thực hiện chi thường xuyên năm 2023 là 26.156 tỷ đồng, đạt 103% dự toán và 108% so với cùng kỳ, tăng chi do thực hiện cải cách tiền lương theo mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7/2023.

Mặc dù tổng thể tiến độ thu NSNN trên địa bàn tỉnh năm 2023 vượt dự toán Trung ương giao, nhưng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022 do ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình kinh tế thế giới ảm đạm sau đại dịch; xung đột vũ trang giữa các nước kéo dài; chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt; nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước sụt giảm mạnh so với cùng kỳ...

Thời gian qua, vấn đề quản lý vốn đầu tư công, sắp xếp tài sản công dôi dư luôn được tỉnh quan tâm. Theo đó, tổng số cơ sở nhà đất trên địa bàn toàn tỉnh đã phê duyệt phương án sắp xếp là 11.651 cơ sở. Trong đó, cơ sở nhà, đất của các sở, ngành và đơn vị công lập cấp tỉnh là 256 cơ sở; cơ sở nhà, đất của các huyện, thị xã, thành phố là 11.277 cơ sở. Các hình thức xử lý nhà, đất của các huyện, thị xã, thành phố đã được phê duyệt, cụ thể: giữ lại tiếp tục sử dụng 10.305 cơ sở; chuyển giao về địa phương để quản lý, xử lý 945 cơ sở; thu hồi 6 cơ sở; tạm giữ lại tiếp tục sử dụng 12 cơ sở...

Năm 2024, dự toán thu NSNN cụ thể: Tổng thu NSNN trên địa bàn là 35.567 tỷ đồng; trong đó, thu nội địa là 22.017 tỷ đồng, chiếm 62% tổng thu NSNN, giảm 423 tỷ đồng so với dự toán 2023; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 13.550 tỷ đồng, chiếm 38% tổng thu NSNN, tăng 50 tỷ đồng so với dự toán năm 2023. Tổng nguồn thu ngân sách địa phương là 43.089.403 triệu đồng...

Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn hiện nay, để hoàn thành ở mức cao nhất dự toán NSNN năm 2024, các cấp, các ngành cần tập trung triển khai kịp thời, trọng tâm, trọng điểm các giải pháp chính sách tài khóa, tiền tệ để tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thu NSNN, tăng cường quản lý, nắm bắt, cơ cấu lại nguồn thu đảm bảo tính bền vững.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, khắc phục hạn chế trong chậm triển khai thực hiện dự án, chậm giải ngân vốn đầu tư công; kiên quyết điều chuyển vốn của các dự án chậm tiến độ sang các dự án có khả năng giải ngân nhưng thiếu vốn, hạn chế tối đa việc chuyển nguồn ngân sách.

Đồng thời, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách; cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, tiết kiệm triệt để chi thường xuyên, chỉ ban hành chính sách khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm...

* Tập trung sản xuất nông nghiệp chất lượng cao gắn với chuỗi liên kết

Nhiều ý kiến tham luận đã phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình KT - XH tỉnh Thanh Hóa năm 2023

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Văn Cường phát biểu tham luận tại hội nghị

Năm 2023, khó khăn trong ngành nông nghiệp tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn, do thời tiết thất thường, giá vật tư đầu vào tăng cao. Khắc phục những khó khăn, ngành nông nghiệp đã đạt được những kết quả nhất định khi định hình được một số sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu trên thị trường, Chương trình MTQG NTM đạt được những kết quả khích lệ, giá trị tăng thêm của các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản đều có tín hiệu khả quan.

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn còn những hạn chế, tồn tại, nhất là diện tích cây trồng và vùng nuôi đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP vẫn còn khiêm tốn. Nhiều sản phẩm chất lượng nhưng vẫn chưa đi được vào kênh siêu thị, cửa hàng tiện lợi cũng như các chuỗi tiêu thụ hiện đại do quy mô nhỏ lẻ, liên kết chưa cao.

Ngành nông nghiệp thống nhất với các mục tiêu đặt ra cho năm 2024, tuy nhiên để đạt được mục tiêu này, cùng với việc đẩy mạnh năng lực sản xuất, cần phải đánh giá xem các khó khăn hiện tại đã “chạm đáy” chưa. Từ đó đề xuất và điều hành các giải pháp cụ thể, sát sao cho từng lĩnh vực.

Đối với riêng ngành nông nghiệp, khắc phục những hạn chế và phát huy tốt các dư địa sản xuất, năm 2024, ngành sẽ tập trung chỉ đạo công tác sản xuất trồng trọt với trọng tâm bảo đảm an ninh lương thực đạt sản lượng tối thiểu 1,5 triệu tấn; mở rộng vùng lúa chất lượng cao gắn với chuỗi liên kết sản xuất để phục vụ đầu vào cho nhà máy, hướng tới xuất khẩu; rà soát diện tích đất trồng mía, sắn để tập trung chỉ đạo chăm sóc tăng năng suất hoặc chuyển đổi cây trồng phù hợp; mở rộng diện tích liên kết sản xuất rau, củ, quả an toàn và định hướng các kênh tiêu thụ, ổn định đầu ra; tập trung chỉ đạo công tác trồng rừng và chỉ đạo nuôi trồng thuỷ sản bền vững.

Cùng với đó, ngành cũng sẽ chỉ đạo công tác tái đàn vật nuôi sau Tết Nguyên đán để ổn định sản lượng cung ứng cho thị trường, phục vụ tiêu dùng và ổn định giá cả. Đôn đốc các chủ đầu tư đưa các dự án lớn trong ngành vào sản xuất như dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm ứng dụng công nghệ cao tại huyện Thạch Thành với quy mô 5.600 con lợn nái/năm, tổng vốn đầu tư 654 tỷ đồng của Công ty CP Tập đoàn DABACO Việt Nam đầu tư; dự án Tổ hợp chế biến thịt lợn tại Khu Kinh tế Nghi Sơn với tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD do Tập đoàn AVG dự kiến đầu tư...

Trong năm 2024, ngành nông nghiệp cũng sẽ tập trung nguồn lực cho xây dựng NTM, có lộ trình cho 2 huyện miền núi đầu tiên trong tỉnh đến năm 2025 hoàn thành xây dựng chương trình NTM; tiếp tục chỉ đạo phát triển Chương trình Mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP).

* Đảm bảo các chính sách an sinh xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững

Nhiều ý kiến tham luận đã phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình KT - XH tỉnh Thanh Hóa năm 2023

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Vũ Thị Hương phát biểu tham luận tại hội nghị.

Trong những năm qua, các chính sách an sinh xã hội, chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng được ngành Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định đối với trên 740 nghìn lượt đối tượng chính sách người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, với tổng kinh phí thực hiện gần 1.400 tỷ đồng. Trong đó, tập trung đẩy mạnh thực hiện chi trả không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, đến nay đã thực hiện chi trả cho 7.864 người, đạt tỷ lệ 76,17% so với đối tượng đã có tài khoản. Thanh Hóa là một trong những tỉnh triển khai tốt chi trả không dùng tiền mặt: Hà Nội 13.408/22.104 (đạt 60,65%); Hà Tĩnh 2.036/10.812 (đạt 18,83%); Nghệ An 5.071/186.533 (đạt 2,7%).

Về vấn đề lao động việc làm, sau đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều nỗ lực để khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, năm 2023 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp trên cả nước nói chung và các doanh trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực may mặc, giày da... lại đối mặt với nhiều khó khăn, mà cụ thể là thiếu đơn hàng dẫn đến phải cắt, giảm lao động, việc làm.

Trước tình hình đó, Sở đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/1/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả, cung cấp thông tin thị trường lao động cho trên 157 nghìn lượt người, tăng 38,9% so với cùng kỳ năm 2022; kết nối việc làm thành công cho 2.000 lao động có nhu cầu tìm việc làm trong nước, đi làm việc ở nước ngoài và học nghề. Thanh Hóa là một trong những địa phương dẫn đầu trong cả nước về đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong năm 2023, đã đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho khoảng 14 nghìn lao động, gấp 2,8 lần so kế hoạch năm và tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Sau phiên giải trình của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH phối hợp với BHXH, các ngành thành viên Ban Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về BHXH tại các địa phương và trong các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo báo cáo của BHXH tỉnh, tính đến hết tháng 10/2023, tổng số lao động tham gia BHXH là 482.814 người, đạt 93% kế hoạch năm; trong đó: số tham gia BHXH bắt buộc là 403.276 người, đạt 92,31% kế hoạch năm; số tham gia BHXH tự nguyện là 79.538 người; tổng số lao động tham gia BHTN là 377.696 người, đạt trên 92% kế hoạch năm.

Về thực hiện các chính sách giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, nhìn chung, công tác chỉ đạo, điều hành Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đã được triển khai quyết liệt, thống nhất, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện.

Tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương năm 2022, 2023 phân bổ cho tỉnh Thanh Hóa là 945,33 tỷ đồng; đến nay đã giải ngân được 459,121 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 48,58%. Vốn sự nghiệp được phân bổ là 685,135 tỷ đồng, đã giải ngân được 382,209 tỷ đồng, đạt 56,81%. Các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, tuy nhiên tỷ lệ vốn giải ngân thấp, chưa đạt được mục tiêu đề ra, các huyện có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư thấp: Mường Lát 19,31%; Thường Xuân 36,77% (do dự án liên quan đến đất rừng); các dự án về Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững chậm tiến độ (Dự án nâng cấp cải tạo Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn chưa đủ điều kiện để xây dựng phê duyệt dự án do chưa được quy hoạch phân khu 1/2.000 và quy hoạch chi tiết 1/500)... Một số Dự án, tiểu dự án tỷ lệ giải ngân còn chậm... dẫn đến tỷ lệ giảm nghèo năm 2023 đạt 1,4%.

Để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024, toàn ngành Lao động-Thương binh và Xã hội quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo, điều hành của Bộ LĐ-TB&XH, các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024; tiếp tục thực hiện phương châm hành động “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, phát triển”; tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lao động, người có công và xã hội, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đề ra: Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội xuống còn 30,5%; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 74%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 29,5%; giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh năm 2024 (theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2022-2025) từ 1,5% trở lên.

* Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng văn hóa, phát triển du lịch

Nhiều ý kiến tham luận đã phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình KT - XH tỉnh Thanh Hóa năm 2023

Đồng chí Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tham luận tại hội nghị.

Đối với lĩnh vực văn hóa, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được triển khai sâu rộng, sôi nổi, phong phú với nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực gắn với tuyên truyền các sự kiện chính trị, lịch sử trọng đại của đất nước, của tỉnh. Nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, giữ gìn nét đẹp văn hóa cổ truyền của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh được tổ chức sôi nổi, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham gia. Vấn đề quản lý bảo vệ di tích, ngành văn hóa đã tháo gỡ các khó khăn vướng mắc thông qua việc tham mưu nhiều văn bản. Tiêu biểu, ngành đã tham mưu ban hành được văn bản hướng dẫn tổng thể về việc tu bổ, quản lý di tích trên địa bàn tỉnh.

Về lĩnh vực thể thao tiếp tục được quan tâm đầu tư và có bước phát triển mới. Thể thao quần chúng được quan tâm, tổ chức nhiều giải thể thao phong trào cấp tỉnh. Thể thao thành tích cao tiếp tục đã dành được nhiều thành tích: đạt 746 Huy chương, trong đó có: 220 HCV, 203 HCB, 323 HCĐ, vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Vấn đề phát triển du lịch, tỷ lệ giao chỉ tiêu du lịch rất lớn, ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã huy động mọi nguồn lực để kết hợp triển khai các loại hình du lịch, văn hóa trên địa bàn tỉnh, đa dạng các sản phẩm văn hóa, du lịch; kết nối với các nhà đầu tư lớn để quảng bá, triển khai các hoạt động văn hóa, du lịch nhằm đạt được chỉ tiêu được giao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành VHTTDL cũng còn có những hạn chế, yếu kém cần khắc phục đó là: Sản phẩm du lịch chưa thực sự đa dạng, hấp dẫn, nhất là các sản phẩm du lịch chất lượng cao. Chất lượng các hoạt động văn hóa chưa đồng đều giữa các vùng miền; việc triển khai các dự án bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích còn chậm. Những hạn chế, yếu kém nêu trên được xác định do một số dự án du lịch có quy mô lớn đã được chấp thuận chủ trương, tuy nhiên trong quá trình triển khai còn gặp vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, xử lý tài sản công trong phạm vi dự án dẫn đến chậm hình thành các sản phẩm du lịch chất lượng cao. Các dự án bảo tồn, tôn tạo di tích chịu tác động của nhiều Luật, Nghị định, Thông tư; thời gian thực hiện các thủ tục thẩm định, phê duyệt việc tu bổ các di tích phải qua nhiều bước, kéo dài, nhiều điểm còn chồng chéo giữa các quy định của pháp luật gây khó khăn cho công tác tu bổ, tôn tạo và huy động các nguồn lực để tu bổ, tôn tạo các di tích.

Để nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, ngành văn hóa, thể thao và du lịch sẽ tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước về di sản văn hóa, nhất là hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn; có biện pháp phòng ngừa, đảm bảo không để xảy ra việc tổ chức, cá nhân tự ý thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích khi chưa được cơ quan chuyên môn, cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án về tu bổ, tôn tạo, phục hồi các di tích trên địa bàn. Tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch phát triển các sản phẩm du lịch theo hướng tăng khả năng cạnh tranh, chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch mới; nâng cao chất lượng dịch vụ, văn hóa ứng xử trong kinh doanh du lịch... Đồng thời, đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm, ưu tiên nguồn lực, kinh phí triển khai các nhiệm vụ trong Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa, Chương trình phát triển du lịch và phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

* Chú trọng công tác lập quy hoạch và quản lý giá vật liệu xây dựng, tháo gỡ điểm nghẽn trong đầu tư

Nhiều ý kiến tham luận đã phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình KT - XH tỉnh Thanh Hóa năm 2023

Giám đốc Sở Xây dựng Phan Lê Quang phát biểu tham luận tại hội nghị

Trong năm 2023, nhiều quy hoạch lớn, quan trọng của tỉnh đã được hoàn thành và công bố như Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tiếp sau đó, Sở Xây dựng đã tập trung nghiên cứu, phối hợp tham gia hoàn thành Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. Các quy hoạch được duyệt đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên địa bàn tỉnh liên quan tới công tác quy hoạch.

Cũng trong năm 2023, ngành xây dựng đã chú trọng đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng các quy hoạch, nhất là các quy hoạch phân khu khu công nghiệp. UBND tỉnh cũng đã phê duyệt 79 đồ án quy hoạch; nghe và chuẩn bị duyệt 12 quy hoạch... Các huyện cũng đã phê duyệt được 286 đồ án quy hoạch các loại. Quy hoạch chung xây dựng cấp xã hiện đã hoàn thành với tỷ lệ 80%; trong đó các xã khu vực đồng bằng đạt tỷ lệ gần 95% và khu vực miền núi đạt tỷ lệ 60%.

Cùng với đó, việc chỉ đạo rà soát thống nhất giữa các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch tỉnh... đã tạo cơ sở, thuận lợi việc thực hiện các thủ tục pháp lý cho công tác đầu tư, phát triển.

Để tháo gỡ khó khăn liên quan tới nguồn cung và giá vật liệu xây dựng, tạo thuận lợi trong tháo gỡ các điểm nghẽn trong đầu tư, nhất là đầu tư công, Sở Xây dựng đã chủ trì thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành khảo sát, kiểm tra trữ lượng mỏ vật liệu. Với công tác điều hành giá vật liệu xây dựng, Sở đã tiến hành cập nhật, công bố giá vật liệu xây dựng theo tháng, sát với giá thị trường; đồng thời triển khai các thủ tục đấu giá mỏ, tăng trữ lượng, tạo thêm nguồn cung vật liệu xây dựng cho thi công các công trình, dự án. Trong năm 2023, Sở Xây dựng đã hoàn chỉnh cơ sở pháp lý để tiến hành đấu giá thêm 20 mỏ đất, đá; một số mỏ hiện hữu cũng được phê duyệt tăng công suất để bổ sung cung cấp nguồn cung vật liệu cho các dự án, công trình trọng điểm.

Sở Xây dựng thống nhất với 10 nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu mà BCH Đảng bộ tỉnh xây dựng trong thực hiện nhiệm vụ mục tiêu năm 2024; đồng thời đề nghị các đơn vị, địa phương trong quá trình thực hiện thủ tục pháp lý các dự án cần rà soát sự phù hợp giữa các quy hoạch, có phương án tháo gỡ các chồng chéo, vướng mắc sớm ngay ở giai đoạn đầu thực hiện dự án; hạn chế các vướng mắc cần điều chỉnh khiến kéo dài thời gian tiến hành các thủ tục.

* Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc

Nhiều ý kiến tham luận đã phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình KT - XH tỉnh Thanh Hóa năm 2023

Đồng chí Lương Tất Thắng, Bí thư Thành ủy TP Sầm Sơn phát biểu tham luận tại hội nghị

Năm 2023 mặc dù đối diện với nhiều khó khăn thách thức, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh vẫn đạt nhiều kết quả tốt. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh là một kết quả tích cực, khẳng định nỗ lực rất lớn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân toàn tỉnh.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, tốc độ tăng giá trị sản xuất của các địa phương chưa tương xứng với tốc tăng độ GRDP của tỉnh. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ. Đặc biệt trong công tác quy hoạch sử dụng đất hiện đang tồn tại rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất chưa có sự thống nhất, đồng bộ. Các thủ tục hành chính còn gặp nhiều khó khăn, chồng chéo gây bức xúc cho doanh nghiệp và người dân. Việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp sở ngành đâu đó vẫn còn tình trạng thiếu trách nhiệm, phiền hà, sách nhiễu. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kéo dài, phải qua nhiều phòng, ban chức năng, nhiều thủ tục hành chính gây bức xúc cho Nhân dân.

Riêng đối với thành phố Sầm Sơn, hiện hai tuyến đường là đường ven biển và đường nối từ Đại lộ Võ Nguyên Giáp qua TP Sầm Sơn đã giải phóng mặt bằng cơ bản, đề nghị tỉnh đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đường để bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn giao thông...

Nhóm PV


Nhóm PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]